KẾ SÁCH “LẤY ĐOẢN BINH PHÁ TRƯỜNG TRẬN” CỦA QUÂN DÂN NHÀ TRẦN TRONG TRẬN ĐÔNG BỘ ĐẦU - 1258_TranSung
Tháng 1.1258, Đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai với khoảng 5000 kỵ binh thiện chiến và 2 vạn quân Đại Lý thông thuộc địa hình núi rừng vùng giáp biên cương với Đại Việt do vua Đại Lý, sau khi đã đầu hàng đế chế Mông Cổ, thống lĩnh. Đạo quân này nhận trách nhiệm đi vòng xuống chiếm Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp mở mũi tiến công bất ngờ đánh vào phía nam nhà Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á. Quân Mông Cổ dồn quân sang Đại Lý và từ đó đánh chiếm Đại Việt. Vua Trần Thái Tông và Thái tử là Trần Hoảng xuất quân nghênh địch ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), nhưng quân Mông Cổ sớm chiếm ưu thế và thắng luôn trận tiếp theo ở Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay). Biết rằng đối đầu với thế giặc mạnh là bất khả, vua Trần rút quân và cho dân sơ tán. Chủ trương đánh giặc của nhà Trần lúc này là thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch, phản công lớn truy kích địc...