Giải quyết tốt những vướng mắc, tạo bước đột phá_TranSung
Giải quyết tốt những vướng mắc, tạo bước đột phá
Công tác động viên quân đội là chuyển quân đội từ tổ chức biên chế thời bình sang tổ chức biên chế thời chiến bằng cách huy động lực lượng dự bị và thành lập các đơn vị mới theo kế hoạch động viên đã xác định.
Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên (DBĐV) là tất yếu khách quan, là biện pháp hữu hiệu để duy trì tiềm lực quân sự, quốc phòng. Những năm gần đây, công tác xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV của chúng ta được chú trọng đẩy mạnh theo hướng toàn diện, kết hợp với tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm, nhằm tăng cường tính thiết thực, hiệu quả.
Năm 2017, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) đã chỉ đạo triển khai tổ chức xây dựng, quản lý và huấn luyện thí điểm quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị DBĐV (cán bộ khung B) cho tiểu đoàn DBĐV của huyện và trung đoàn khung thường trực của đơn vị chủ lực. Các đơn vị được giao nhiệm vụ đã tích cực làm công tác chuẩn bị, tổ chức xây dựng, quản lý, huấn luyện thí điểm theo kế hoạch được phê duyệt; kết thúc thí điểm, BTTM tổ chức rút kinh nghiệm nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng, quản lý, huấn luyện đơn vị DBĐV; xác định những ưu, nhược điểm của quy trình huấn luyện, trình độ quản lý chỉ huy đơn vị của cán bộ khung B để chỉ đạo những năm tiếp theo.
Qua thực tiễn huấn luyện thí điểm theo nội dung, chương trình mới cho thấy: Bước đầu đã nâng cao được trình độ quản lý, chỉ huy và thực hành huấn luyện của đội ngũ cán bộ khung B; trách nhiệm giữa đơn vị và địa phương trong phúc tra nắm nguồn, bổ nhiệm cán bộ, sắp xếp biên chế đơn vị DBĐV được nâng lên, nhất là việc bổ nhiệm cán bộ khung B. Quy trình tổ chức huấn luyện được tiến hành chặt chẽ, khoa học (khung A chuẩn bị trước kế hoạch, nội dung chương trình, sau đó đón nhận khung B là sĩ quan dự bị của đơn vị lên huấn luyện trước). Theo quy trình này, cán bộ khung B được nghiên cứu, bồi dưỡng một số nội dung, tổ chức phương pháp để huấn luyện cho cấp dưới và những nội dung liên quan đến chức trách của cán bộ trong xây dựng, huấn luyện và duy trì quản lý kỷ luật của đơn vị. Sau đó cả đối tượng cán bộ khung A và B đón nhận và huấn luyện cho đối tượng hạ sĩ quan chỉ huy, nhân viên chuyên môn kỹ thuật để huấn luyện, bồi dưỡng về công tác quản lý, duy trì luyện tập cấp tiểu đội, cùng chức trách chuyên môn trong đơn vị. Do vậy, bước đầu đội ngũ cán bộ khung B đã nắm được nội dung, phương pháp huấn luyện và tổ chức luyện tập theo chức trách được giao.
Qua huấn luyện thí điểm, đây là nội dung yêu cầu mới. Cán bộ khung B chưa bao giờ lên lớp cho đơn vị và duy trì quản lý kỷ luật nên còn bộc lộ những hạn chế nhất định, như: Việc sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ khung B còn nhiều bất cập, chủ yếu tập trung xếp đủ chỉ tiêu, gần gọn địa bàn, chưa chú trọng chất lượng chuyên nghiệp quân sự. Sự phối hợp giữa đơn vị và địa phương giao nguồn chưa chặt chẽ; công tác quản lý, phúc tra nắm nguồn, sắp xếp, biên chế hiệu quả chưa cao. Phương pháp tổ chức huấn luyện của một số cán bộ khung A có mặt còn hạn chế, có nội dung chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện cho cán bộ khung B. Trình độ nhận thức của cán bộ khung B còn hạn chế, một số cán bộ chưa huấn luyện được theo phân cấp... Để nâng cao chất lượng xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV năm 2018 và những năm tiếp theo, các đơn vị cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng lực lượng DBĐV (Dự án Luật lực lượng DBĐV thay thế Pháp lệnh về lực lượng DBĐV trình Quốc hội thông qua năm 2019), phù hợp với tình hình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, thể chế hóa một số quy định trong Hiến pháp năm 2013, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Hai là, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, làm cho các cấp, các ngành, nhân dân và LLVT nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí chiến lược của nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV trong tình hình mới. Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, yêu cầu xây dựng lực lượng DBĐV. Không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trước hết là chất lượng chính trị, trình độ SSCĐ; coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Bảo đảm cho lực lượng DBĐV thực sự là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sử dụng lực lượng đúng chức năng, tham gia giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra liên quan đến quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững ổn định chính trị ngay từ cơ sở, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Ba là, coi trọng và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở các địa phương, vai trò tham mưu của cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội các cấp và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV; xây dựng lực lượng phải gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Đặt trọng tâm nâng cao chất lượng đội ngũ DBĐV, cán bộ quân sự xã, phường, nhất là cán bộ ở nơi xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, khu kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Làm tốt công tác phát triển Đảng trong lực lượng DBĐV.
Bốn là, xây dựng các đơn vị DBĐV có quy mô, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch tác chiến theo từng khu vực phòng thủ, từng hướng chiến trường; phù hợp với số lượng, chất lượng nguồn và khả năng tạo nguồn động viên của các địa phương. Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp quân sự và khả năng sẵn sàng động viên của các đơn vị DBĐV. Duy trì, quản lý đơn vị DBĐV phải thực hiện đúng biên chế, đúng chức trách của cán bộ các cấp (khung A, khung B) khi tập trung huấn luyện cũng như ở tại địa phương; cán bộ phải nắm được đơn vị của mình; có biện pháp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cán bộ khung A và khung B, tạo được sự gắn kết trong chỉ huy, quản lý và huấn luyện. Thống nhất biểu biên chế của đơn vị khung thường trực trong toàn quân giữa các trung đoàn bộ binh khung thường trực, các tiểu đoàn bộ binh DBĐV địa phương.
Năm là, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện ở các cấp; thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở. Lấy kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV làm một tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự địa phương của cấp ủy, tổ chức đảng; đồng thời cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách. Tăng cường sự chủ động phối hợp giữa cơ quan quân sự các cấp với các ban ngành, đoàn thể địa phương trong tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện; khắc phục tình trạng “khoán trắng” cho cơ quan quân sự.
Nội dung, chương trình huấn luyện phải được đổi mới cho phù hợp với các đối tượng, cả bộ binh và binh chủng. Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho UBND cùng cấp; trực tiếp tổ chức huấn luyện quân nhân dự bị, đơn vị DBĐV tại địa phương (xây dựng kế hoạch, bảo đảm nơi ăn ở, bãi tập, nội dung, chương trình, quản lý, tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện); gắn trách nhiệm của UBND các cấp đối với các đơn vị DBĐV do địa phương xây dựng trước khi bàn giao cho quân đội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các địa phương trong xây dựng lực lượng DBĐV, nhất là công tác bảo đảm huấn luyện, đầu tư xây dựng các trung tâm huấn luyện cấp tỉnh, cấp huyện. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với lực lượng DBĐV và làm tốt công tác hậu phương quân đội.
Nâng cao chất lượng và huấn luyện lực lượng DBĐV bao gồm nhiều nội dung, tác động chi phối bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi sự thống nhất cả về nhận thức và tổ chức thực hiện của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong và ngoài quân đội trong triển khai xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Công tác động viên quân đội là chuyển quân đội từ tổ chức biên chế thời bình sang tổ chức biên chế thời chiến bằng cách huy động lực lượng dự bị và thành lập các đơn vị mới theo kế hoạch động viên đã xác định.
Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên (DBĐV) là tất yếu khách quan, là biện pháp hữu hiệu để duy trì tiềm lực quân sự, quốc phòng. Những năm gần đây, công tác xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV của chúng ta được chú trọng đẩy mạnh theo hướng toàn diện, kết hợp với tập trung ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm, nhằm tăng cường tính thiết thực, hiệu quả.
Năm 2017, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) đã chỉ đạo triển khai tổ chức xây dựng, quản lý và huấn luyện thí điểm quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị DBĐV (cán bộ khung B) cho tiểu đoàn DBĐV của huyện và trung đoàn khung thường trực của đơn vị chủ lực. Các đơn vị được giao nhiệm vụ đã tích cực làm công tác chuẩn bị, tổ chức xây dựng, quản lý, huấn luyện thí điểm theo kế hoạch được phê duyệt; kết thúc thí điểm, BTTM tổ chức rút kinh nghiệm nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng, quản lý, huấn luyện đơn vị DBĐV; xác định những ưu, nhược điểm của quy trình huấn luyện, trình độ quản lý chỉ huy đơn vị của cán bộ khung B để chỉ đạo những năm tiếp theo.
Qua thực tiễn huấn luyện thí điểm theo nội dung, chương trình mới cho thấy: Bước đầu đã nâng cao được trình độ quản lý, chỉ huy và thực hành huấn luyện của đội ngũ cán bộ khung B; trách nhiệm giữa đơn vị và địa phương trong phúc tra nắm nguồn, bổ nhiệm cán bộ, sắp xếp biên chế đơn vị DBĐV được nâng lên, nhất là việc bổ nhiệm cán bộ khung B. Quy trình tổ chức huấn luyện được tiến hành chặt chẽ, khoa học (khung A chuẩn bị trước kế hoạch, nội dung chương trình, sau đó đón nhận khung B là sĩ quan dự bị của đơn vị lên huấn luyện trước). Theo quy trình này, cán bộ khung B được nghiên cứu, bồi dưỡng một số nội dung, tổ chức phương pháp để huấn luyện cho cấp dưới và những nội dung liên quan đến chức trách của cán bộ trong xây dựng, huấn luyện và duy trì quản lý kỷ luật của đơn vị. Sau đó cả đối tượng cán bộ khung A và B đón nhận và huấn luyện cho đối tượng hạ sĩ quan chỉ huy, nhân viên chuyên môn kỹ thuật để huấn luyện, bồi dưỡng về công tác quản lý, duy trì luyện tập cấp tiểu đội, cùng chức trách chuyên môn trong đơn vị. Do vậy, bước đầu đội ngũ cán bộ khung B đã nắm được nội dung, phương pháp huấn luyện và tổ chức luyện tập theo chức trách được giao.
Qua huấn luyện thí điểm, đây là nội dung yêu cầu mới. Cán bộ khung B chưa bao giờ lên lớp cho đơn vị và duy trì quản lý kỷ luật nên còn bộc lộ những hạn chế nhất định, như: Việc sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ khung B còn nhiều bất cập, chủ yếu tập trung xếp đủ chỉ tiêu, gần gọn địa bàn, chưa chú trọng chất lượng chuyên nghiệp quân sự. Sự phối hợp giữa đơn vị và địa phương giao nguồn chưa chặt chẽ; công tác quản lý, phúc tra nắm nguồn, sắp xếp, biên chế hiệu quả chưa cao. Phương pháp tổ chức huấn luyện của một số cán bộ khung A có mặt còn hạn chế, có nội dung chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện cho cán bộ khung B. Trình độ nhận thức của cán bộ khung B còn hạn chế, một số cán bộ chưa huấn luyện được theo phân cấp... Để nâng cao chất lượng xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV năm 2018 và những năm tiếp theo, các đơn vị cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng lực lượng DBĐV (Dự án Luật lực lượng DBĐV thay thế Pháp lệnh về lực lượng DBĐV trình Quốc hội thông qua năm 2019), phù hợp với tình hình đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý, thể chế hóa một số quy định trong Hiến pháp năm 2013, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Hai là, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, làm cho các cấp, các ngành, nhân dân và LLVT nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí chiến lược của nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV trong tình hình mới. Quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu, yêu cầu xây dựng lực lượng DBĐV. Không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trước hết là chất lượng chính trị, trình độ SSCĐ; coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Bảo đảm cho lực lượng DBĐV thực sự là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Sử dụng lực lượng đúng chức năng, tham gia giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra liên quan đến quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững ổn định chính trị ngay từ cơ sở, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Ba là, coi trọng và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở các địa phương, vai trò tham mưu của cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội các cấp và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV; xây dựng lực lượng phải gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Đặt trọng tâm nâng cao chất lượng đội ngũ DBĐV, cán bộ quân sự xã, phường, nhất là cán bộ ở nơi xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo, khu kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Làm tốt công tác phát triển Đảng trong lực lượng DBĐV.
Bốn là, xây dựng các đơn vị DBĐV có quy mô, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch tác chiến theo từng khu vực phòng thủ, từng hướng chiến trường; phù hợp với số lượng, chất lượng nguồn và khả năng tạo nguồn động viên của các địa phương. Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp quân sự và khả năng sẵn sàng động viên của các đơn vị DBĐV. Duy trì, quản lý đơn vị DBĐV phải thực hiện đúng biên chế, đúng chức trách của cán bộ các cấp (khung A, khung B) khi tập trung huấn luyện cũng như ở tại địa phương; cán bộ phải nắm được đơn vị của mình; có biện pháp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cán bộ khung A và khung B, tạo được sự gắn kết trong chỉ huy, quản lý và huấn luyện. Thống nhất biểu biên chế của đơn vị khung thường trực trong toàn quân giữa các trung đoàn bộ binh khung thường trực, các tiểu đoàn bộ binh DBĐV địa phương.
Năm là, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện ở các cấp; thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở. Lấy kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV làm một tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự địa phương của cấp ủy, tổ chức đảng; đồng thời cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ chuyên trách. Tăng cường sự chủ động phối hợp giữa cơ quan quân sự các cấp với các ban ngành, đoàn thể địa phương trong tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện; khắc phục tình trạng “khoán trắng” cho cơ quan quân sự.
Nội dung, chương trình huấn luyện phải được đổi mới cho phù hợp với các đối tượng, cả bộ binh và binh chủng. Cơ quan quân sự các cấp tham mưu cho UBND cùng cấp; trực tiếp tổ chức huấn luyện quân nhân dự bị, đơn vị DBĐV tại địa phương (xây dựng kế hoạch, bảo đảm nơi ăn ở, bãi tập, nội dung, chương trình, quản lý, tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện); gắn trách nhiệm của UBND các cấp đối với các đơn vị DBĐV do địa phương xây dựng trước khi bàn giao cho quân đội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các địa phương trong xây dựng lực lượng DBĐV, nhất là công tác bảo đảm huấn luyện, đầu tư xây dựng các trung tâm huấn luyện cấp tỉnh, cấp huyện. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với lực lượng DBĐV và làm tốt công tác hậu phương quân đội.
Nâng cao chất lượng và huấn luyện lực lượng DBĐV bao gồm nhiều nội dung, tác động chi phối bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi sự thống nhất cả về nhận thức và tổ chức thực hiện của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong và ngoài quân đội trong triển khai xây dựng và huấn luyện lực lượng DBĐV, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nhận xét
Đăng nhận xét