KẾ SÁCH “LẤY ĐOẢN BINH PHÁ TRƯỜNG TRẬN” CỦA QUÂN DÂN NHÀ TRẦN TRONG TRẬN ĐÔNG BỘ ĐẦU - 1258_TranSung


Tháng 1.1258, Đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai với khoảng 5000 kỵ binh thiện chiến và 2 vạn quân Đại Lý thông thuộc địa hình núi rừng vùng giáp biên cương với Đại Việt do vua Đại Lý, sau khi đã đầu hàng đế chế Mông Cổ, thống lĩnh. Đạo quân này nhận trách nhiệm đi vòng xuống chiếm Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp mở mũi tiến công bất ngờ đánh vào phía nam nhà Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.
Quân Mông Cổ dồn quân sang Đại Lý và từ đó đánh chiếm Đại Việt. Vua Trần Thái Tông và Thái tử là Trần Hoảng xuất quân nghênh địch ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), nhưng quân Mông Cổ sớm chiếm ưu thế và thắng luôn trận tiếp theo ở Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay).
Biết rằng đối đầu với thế giặc mạnh là bất khả, vua Trần rút quân và cho dân sơ tán. Chủ trương đánh giặc của nhà Trần lúc này là thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch, phản công lớn truy kích địch.
Lần đầu tiên trong lịch sử, gần 250 năm sau ngày Lý Thái Tổ định đô Thăng Long, triều đình nhà Trần đã phải bỏ rút khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, bảo vệ bộ máy đầu não của vương triều. Nhưng kể cả trong hoàn cảnh đó, khi nhiều nhân vật “sừng sỏ” của triều đình có ý quy hàng. Đêm khuya, Trần Thái Tông sang thuyền của Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hiệu để hỏi ý kiến. Trần Nhật Hiệu lấy tay viết lên mạn thuyền hai chữ "Nhập Tống". "Nhập Tống" nghĩa là chạy vào đất Tống, dựa Tống chống Mông Cổ, vua lại đi hỏi Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ tâu: "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, thì xin Bệ hạ chớ lo!" Thấy Trần Thủ Độ nói cứng như vậy, Trần Thái Tông mới quyết tâm đánh giặc.
Kinh thành Thăng Long bị giặc Nguyên Mông xâm chiếm. Tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai chiếm bến Đông Bộ Đầu – trấn giữ vị trí quan trọng ở phía đông Thăng Long. Lúc này, vua tôi nhà Trần đã thực hiện rút lui chiến lược, xuôi về bãi sông Thiên Mạc (Hưng Yên) để bảo toàn lực lượng. Nhân dân thực hiện vườn không nhà trống, gọi là kế “thanh dã”. Chiếm được thành Thăng Long rồi, quân lính Mông Cổ vì không hợp thủy thổ nên phát bệnh, nằm la liệt. Thêm vào đó, lương thực cạn nên chúng sợ sẽ bị đói.
Trong cuốn “Binh thư yếu lược đã tổng kết về thời cơ như sau: “Thời là cái đến không đầy chớp mắt, trước thì thái quá, sau thì bất cập…”Quân Mông Cổ không dám đánh trong thành Thăng Long, phải cụm lại ở Đông Bộ Đầu trong vòng vây của thế đánh nhỏ lẻ. Sau 1 cuộc hành quân chiến đấu trên quãng đường dài, sinh lực bị tiêu hao, binh lính mệt mỏi và bắt đầu mất hết tinh thần chiến đấu. Sau 9 ngày vào thăng Long, quân Mông Cổ đã mất hết “nhuệ khí ban mai” của 1 đạo quân tiến công như lốc cuốn… Đó là thời cơ để nhà Trần phản công.Cách đánh: Khi đã phản công tập kích thì quân nhà Trần tập kích kiên quyết liên tục… Mặc dù đạo quân chủ lực do vua Trần chỉ huy còn chưa tới, trong đêm nắm lấy thời cơ có lợi, tướng Trần Khánh Dư lập tức hạ lệnh đánh úp… lực lượng địch có khoảng 3 vạn tên được xác định là mục tiêu chủ yếu. Lực lượng phản công của nhà Trần chia làm 2 cánh, 1 cánh theo đường bộ cơ động triển khai trước, cánh chủ yếu theo đường thủy (sông Hồng) đổ bộ lên đánh thẳng vào cụm quân địch. Lợi dụng đêm tối, quân ta quen địa hình, cuộc phản công được vận dụng dưới hình thức 1 trận tập kích lớn, chia cắt người và ngựa quân địch, giành thắng lợi quyết định trong đêm.
Chờ cho quân địch mỏi mệt, thiếu lương thực, đêm 28 rạng sáng 29-1-1258, quân dân nhà Trần từ Thiên Mạc chia làm hai cánh thủy bộ phản công. Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy cánh quân thủy từ sông Thiên Mạc lên sông Hồng, đổ bộ tiến đánh đại bản doanh của địch ở Đông Bộ Đầu. Tướng tiên phong Trần Khánh Dư chỉ huy kỵ binh chủ động tấn công kỵ binh địch khi hai mũi quân thủy bộ còn đang trên đường tiến đến Đông Bộ Đầu. Sau đó, các lực lượng bộ binh và kỵ binh đã hợp sức chia cắt địch ra mà đánh. Khi cánh quân tiên phong nhà Trần chớp thời cơ về đến Đông Bộ Đầu giữa đêm, thấy địch “người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên” đã hạ lệnh tấn công ngay mặc dù chưa đến “giờ G”. Lúc đó, thủy binh và đạo quân chủ lực còn chưa về đến nơi.
Quân Mông Cổ bị thua to. Chúng vội bỏ thành Thăng Long. Ngột Lương Hợp Thai cùng phò mã Hoài Đô và con trai của y là A Truật, kéo tàn quân chạy về phương Bắc.
Quan tướng của Ngột Lương Hợp Thai tháo chạy lên Bạch Hạc (Việt Trì) để lên vùng Quy Hóa. Ở đây, lại bị chủ trại Hà Bổng không đợi lệnh, đã chớp thời cơ, dân quân bản bộ bất ngờ đánh tập kích dữ dội, gây cho quân địch tổn thất nặng nề. Quân Nguyên chỉ còn vài nghìn lê về Đại Lý – Vân Nam (Trung Quốc). Hơn hai vạn quân Mông Cổ đã bị đánh bật ra khỏi kinh thành, thành Thăng Long và đất nước được giải phóng.Thế là sau mười ngày bị xâm chiếm, thành Thăng Long đã hết sạch bóng giặc.
Nhà sử học Ba Tư là Said ud Zin cho biết quân Mông Cổ có khoảng 3 vạn cùng 2 vạn quân Đại Lý, tổng là trên 5 vạn tấn công Đại Việt. Sau trận đánh, phía Mông Cổ ghi nhận chỉ còn lại 5.000 người./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG SỰ LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH_TranSung

NHỮNG GAM MÀU ĐẬM, NHẠT CỦA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CHỐNG PHÁ VIỆT NAM_TranSung

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG MẶT TRẬN VIỆT MINH - NHÂN TỐ CƠ BẢN TẠO NÊN SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM