Quan điểm thanh đảng của Lênin vận dụng vào xây dựng Đảng ta hiện nay
Vấn đề thanh đảng được V.I.Lênin chú ý đề cập trong nhiều tác phẩm kinh điển nhưng tập trung nhất ở tác phẩm “Về vấn đề thanh đảng”.
Ngay từ ngày đầu thành lập, tại Đại hội II của Đảng Công nhân Dân chủ xã hội Nga (7-1903), Đảng đã chia thành hai phái: Bolshevik và Mensheviks; giai cấp công nhân Nga trải qua Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và nội chiến đã có những biến động lớn. Nhiều công nhân ưu tú đang đi ra mặt trận, trong khi nhiều người xuất thân từ đủ mọi tầng lớp dân cư đã vào làm việc trong các xí nghiệp, hầm mỏ, trong đó có cả những kẻ trốn nghĩa vụ quân sự và những tên vô sản lưu manh…; do sức hấp dẫn của đảng cầm quyền khiến bọn cơ hội tìm mọi cách chui vào Đảng. Những phần tử cơ hội mới cùng với những phần tử cơ hội cũ trở thành một lực lượng đáng kể trong Đảng. Đây chính là nguồn gốc chia rẽ, bè cánh, phe nhóm trong Đảng; số lượng đảng viên tăng quá nhanh, dẫn đến khó tránh khỏi chất lượng thấp, sức chiến đấu trong Đảng giảm sút rõ rệt.
Nhận thấy sự tồn tại của các phe nhóm là một nguy cơ cho việc thực hiện đường lối mới nên đại hội đã đặc biệt chú ý đến sự thống nhất trong Đảng. Lênin trực tiếp soạn thảo nghị quyết về vấn đề thanh đảng, Người đề nghị công khai đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tiêu chuẩn có sự tham gia đóng góp ý kiến phê bình, chỉ ra của đông đảo quần chúng lao động. Coi việc giám sát, phát hiện, phê bình của quần chúng là một trong những nguồn thông tin bổ ích, quan trọng. Đại hội đã tán thành và thực hiện việc thanh đảng vào năm 1921, đưa ra khỏi Đảng 170.000 đảng viên (khoảng 25% tổng số đảng viên).
Quan điểm thanh đảng của V.I.Lênin nhằm mục đích loại trừ những người không đủ tiêu chuẩn, bọn khiêu khích ra khỏi Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thanh đảng để có một đội ngũ đảng viên đủ sức thực hiện chính sách mới, tương xứng với nhiệm vụ chính trị mới. Thanh đảng nhằm vào đối tượng bè phái chống Đảng Cộng sản Bolshevik Nga như bọn Mensheviks, Trotsky; những phần tử tuyên truyền quan điểm chống Đảng; những kẻ gian giảo, đảng viên quan liêu, không trung thực, nhu nhược, xu nịnh, luồn lọt; bọn tham ô, ăn cắp; bọn người lập ra hết ban này ban nọ mà không làm và không biết làm một công tác thực tiễn nào, tức là những đảng viên có phẩm chất đạo đức xấu và yếu kém về năng lực. Việc thanh đảng cần được thực hiện dưới nhiều hình thức đồng bộ như: đăng ký lại đảng viên, động viên ra khỏi Đảng... Những kẻ đê tiện lẩn lút trong Đảng, hiếp đáp quần chúng thì cần có những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, kiên quyết khai trừ ra khỏi Đảng, xử lý dứt điểm theo pháp luật tương xứng với tội lỗi đã gây ra.
Trong bài “Bàn về cải tổ Đảng”, Lênin cho rằng, nếu Đảng không khác gì quần chúng thì Đảng sẽ hòa tan trong quần chúng, tự hạ mình xuống thành cái đuôi của quần chúng. Người nhận định, điều tuyệt đối không thể tránh được là sau khi cách mạng thắng lợi, những phần tử nguy hại tìm mọi cách chui vào đảng cầm quyền, “bất cứ cuộc cách mạng nào cũng không tránh khỏi điều đó và sẽ không tránh khỏi được”. Tất cả vấn đề là ở chỗ, đảng cầm quyền phải biết làm cho hàng ngũ của mình trong sạch bằng cách đuổi bọn thoái hóa biến chất, cơ hội, thù địch ra khỏi Đảng.
Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề thanh đảng, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đổi mới và chỉnh đốn, nhằm xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh. Chúng ta có quyền khẳng định, từ ngày thành lập đến nay, đa số đảng viên ưu tú, kiên trung, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp sức mình vào sự nghiệp chung của Đảng lãnh đạo cách mạng. “Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng... Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh”.
Đảng cũng nhìn nhận trong điều kiện đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản, tiền bạc, cán bộ... đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sa vào chủ nghĩa cá nhân, bè phái, lợi ích nhóm, vun vén để “vinh thân, phì gia”. Nguy hiểm nhất là “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII thẳng thắn chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những nguy cơ hiện hữu đe dọa đến sự tồn vong chế độ, sự sống còn của Đảng ta.
Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị tìm mọi cách chống phá ta về mọi mặt. Nội dung chính là phủ nhận thành tựu cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi, phá rã niềm tin của nhân dân với Đảng, quy kết đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; kích động chia rẽ nội bộ Đảng và nhân dân; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, tìm mọi cách hạ bệ thần tượng lãnh tụ…
Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng thể hiện quyết tâm cao độ làm trong sạch Đảng. Sai phạm trong đảng viên, cán bộ, tổ chức đảng là “không có vùng cấm”, “không ai đứng trên, đứng ngoài pháp luật” mà phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Đáng tiếc, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại cho rằng đó là những cuộc “thanh trừng nội bộ, đấu đá lẫn nhau, người phe nọ thắng, phe kia bị bài bác, bắt giam, điều tra, xét xử”. Những luận điệu trên tuy không mới nhưng được truyền bá hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ Đảng và nhân dân. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên và người dân chân chính thiếu bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, nếu không nhận thức đúng đắn bản chất, nguyên tắc, quy trình, cách thức và biện pháp tiến hành chỉnh đốn Đảng hiện nay sẽ rất dễ mất phương hướng, sa vào “bẫy” của chúng đã và đang giăng sẵn rất nguy hiểm.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định mục tiêu xuyên suốt: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đó là quyết tâm chính trị. Quyết tâm này dựa trên nguyên lý Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ tình hình thực tiễn trong Đảng, thực hiện biện pháp thanh đảng theo tư tưởng Lênin, làm cho Đảng ta trong sạch đội ngũ, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới…
Để giữ vững, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, yếu tố quyết định hàng đầu phải là nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Cần nhận thức đúng, tiếp tục đổi mới tư duy về vị trí, vai trò và công tác giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới. Còn tư tưởng “quan cách mạng” trong đảng viên thì khó lòng xây dựng đội ngũ thật sự trong sạch, vững mạnh; khó lòng nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu; khó lòng rèn luyện hoàn bị phẩm chất đạo đức cách mạng. Đi kèm với xây dựng ý thức tự giác thì phải có biện pháp kỷ luật đồng bộ với pháp luật đủ mạnh. Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị một cách nghiêm túc, hiệu quả ở tất cả các cấp bộ đảng đến mọi đảng viên sẽ góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong Đảng; góp phần sàng lọc đội ngũ đảng viên kiên định lập trường giai cấp công nhân, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải gắn liền với nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Kết hợp chặt chẽ hai mặt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là hai mặt có quan hệ biện chứng trong công tác phát triển Đảng. Một mặt, không ngừng phát hiện, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách quần chúng ưu tú để thấy rõ động cơ, mục đích vào Đảng trước khi xem xét kết nạp; chú trọng trẻ hóa và nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ đảng viên; khắc phục tình trạng chạy theo số lượng. Mặt khác, làm tốt việc sàng lọc đội ngũ đảng viên, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh những đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, vi phạm đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, phải nâng cao chất lượng đảng viên. Cần tập trung đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cho đảng viên về tư tưởng chính trị; trình độ kiến thức, năng lực công tác thực tiễn; về phẩm chất, đạo đức cách mạng và lối sống trong sạch, lành mạnh; về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngăn chặn, đẩy lùi đà suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật đảng viên phải theo đúng quy định Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên, đưa công tác quản lý đảng viên vào nền nếp. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở. Cấp ủy cấp trên phải hướng về và đi sâu, đi sát cơ sở; thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảng viên ở cơ sở. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác đảng viên, qua đó chấn chỉnh và đưa công tác đảng viên vào nền nếp; thực hiện việc giao cấp ủy cơ sở tự kiểm tra, rà soát các mặt công tác đảng viên và báo cáo kết quả với cấp ủy cấp trên.
Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh là cơ sở nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trước hết là của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp hiện nay.
Ngay từ ngày đầu thành lập, tại Đại hội II của Đảng Công nhân Dân chủ xã hội Nga (7-1903), Đảng đã chia thành hai phái: Bolshevik và Mensheviks; giai cấp công nhân Nga trải qua Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và nội chiến đã có những biến động lớn. Nhiều công nhân ưu tú đang đi ra mặt trận, trong khi nhiều người xuất thân từ đủ mọi tầng lớp dân cư đã vào làm việc trong các xí nghiệp, hầm mỏ, trong đó có cả những kẻ trốn nghĩa vụ quân sự và những tên vô sản lưu manh…; do sức hấp dẫn của đảng cầm quyền khiến bọn cơ hội tìm mọi cách chui vào Đảng. Những phần tử cơ hội mới cùng với những phần tử cơ hội cũ trở thành một lực lượng đáng kể trong Đảng. Đây chính là nguồn gốc chia rẽ, bè cánh, phe nhóm trong Đảng; số lượng đảng viên tăng quá nhanh, dẫn đến khó tránh khỏi chất lượng thấp, sức chiến đấu trong Đảng giảm sút rõ rệt.
Nhận thấy sự tồn tại của các phe nhóm là một nguy cơ cho việc thực hiện đường lối mới nên đại hội đã đặc biệt chú ý đến sự thống nhất trong Đảng. Lênin trực tiếp soạn thảo nghị quyết về vấn đề thanh đảng, Người đề nghị công khai đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không còn đủ tiêu chuẩn có sự tham gia đóng góp ý kiến phê bình, chỉ ra của đông đảo quần chúng lao động. Coi việc giám sát, phát hiện, phê bình của quần chúng là một trong những nguồn thông tin bổ ích, quan trọng. Đại hội đã tán thành và thực hiện việc thanh đảng vào năm 1921, đưa ra khỏi Đảng 170.000 đảng viên (khoảng 25% tổng số đảng viên).
Quan điểm thanh đảng của V.I.Lênin nhằm mục đích loại trừ những người không đủ tiêu chuẩn, bọn khiêu khích ra khỏi Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thanh đảng để có một đội ngũ đảng viên đủ sức thực hiện chính sách mới, tương xứng với nhiệm vụ chính trị mới. Thanh đảng nhằm vào đối tượng bè phái chống Đảng Cộng sản Bolshevik Nga như bọn Mensheviks, Trotsky; những phần tử tuyên truyền quan điểm chống Đảng; những kẻ gian giảo, đảng viên quan liêu, không trung thực, nhu nhược, xu nịnh, luồn lọt; bọn tham ô, ăn cắp; bọn người lập ra hết ban này ban nọ mà không làm và không biết làm một công tác thực tiễn nào, tức là những đảng viên có phẩm chất đạo đức xấu và yếu kém về năng lực. Việc thanh đảng cần được thực hiện dưới nhiều hình thức đồng bộ như: đăng ký lại đảng viên, động viên ra khỏi Đảng... Những kẻ đê tiện lẩn lút trong Đảng, hiếp đáp quần chúng thì cần có những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, kiên quyết khai trừ ra khỏi Đảng, xử lý dứt điểm theo pháp luật tương xứng với tội lỗi đã gây ra.
Trong bài “Bàn về cải tổ Đảng”, Lênin cho rằng, nếu Đảng không khác gì quần chúng thì Đảng sẽ hòa tan trong quần chúng, tự hạ mình xuống thành cái đuôi của quần chúng. Người nhận định, điều tuyệt đối không thể tránh được là sau khi cách mạng thắng lợi, những phần tử nguy hại tìm mọi cách chui vào đảng cầm quyền, “bất cứ cuộc cách mạng nào cũng không tránh khỏi điều đó và sẽ không tránh khỏi được”. Tất cả vấn đề là ở chỗ, đảng cầm quyền phải biết làm cho hàng ngũ của mình trong sạch bằng cách đuổi bọn thoái hóa biến chất, cơ hội, thù địch ra khỏi Đảng.
Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề thanh đảng, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đổi mới và chỉnh đốn, nhằm xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh. Chúng ta có quyền khẳng định, từ ngày thành lập đến nay, đa số đảng viên ưu tú, kiên trung, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, góp sức mình vào sự nghiệp chung của Đảng lãnh đạo cách mạng. “Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng... Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh”.
Đảng cũng nhìn nhận trong điều kiện đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản, tiền bạc, cán bộ... đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sa vào chủ nghĩa cá nhân, bè phái, lợi ích nhóm, vun vén để “vinh thân, phì gia”. Nguy hiểm nhất là “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII thẳng thắn chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những nguy cơ hiện hữu đe dọa đến sự tồn vong chế độ, sự sống còn của Đảng ta.
Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị tìm mọi cách chống phá ta về mọi mặt. Nội dung chính là phủ nhận thành tựu cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi, phá rã niềm tin của nhân dân với Đảng, quy kết đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; kích động chia rẽ nội bộ Đảng và nhân dân; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, tìm mọi cách hạ bệ thần tượng lãnh tụ…
Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng thể hiện quyết tâm cao độ làm trong sạch Đảng. Sai phạm trong đảng viên, cán bộ, tổ chức đảng là “không có vùng cấm”, “không ai đứng trên, đứng ngoài pháp luật” mà phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Đáng tiếc, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lại cho rằng đó là những cuộc “thanh trừng nội bộ, đấu đá lẫn nhau, người phe nọ thắng, phe kia bị bài bác, bắt giam, điều tra, xét xử”. Những luận điệu trên tuy không mới nhưng được truyền bá hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ Đảng và nhân dân. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên và người dân chân chính thiếu bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, nếu không nhận thức đúng đắn bản chất, nguyên tắc, quy trình, cách thức và biện pháp tiến hành chỉnh đốn Đảng hiện nay sẽ rất dễ mất phương hướng, sa vào “bẫy” của chúng đã và đang giăng sẵn rất nguy hiểm.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định mục tiêu xuyên suốt: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đó là quyết tâm chính trị. Quyết tâm này dựa trên nguyên lý Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ tình hình thực tiễn trong Đảng, thực hiện biện pháp thanh đảng theo tư tưởng Lênin, làm cho Đảng ta trong sạch đội ngũ, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới…
Để giữ vững, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, yếu tố quyết định hàng đầu phải là nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Cần nhận thức đúng, tiếp tục đổi mới tư duy về vị trí, vai trò và công tác giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ đảng viên trong tình hình mới. Còn tư tưởng “quan cách mạng” trong đảng viên thì khó lòng xây dựng đội ngũ thật sự trong sạch, vững mạnh; khó lòng nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu; khó lòng rèn luyện hoàn bị phẩm chất đạo đức cách mạng. Đi kèm với xây dựng ý thức tự giác thì phải có biện pháp kỷ luật đồng bộ với pháp luật đủ mạnh. Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị một cách nghiêm túc, hiệu quả ở tất cả các cấp bộ đảng đến mọi đảng viên sẽ góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong Đảng; góp phần sàng lọc đội ngũ đảng viên kiên định lập trường giai cấp công nhân, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải gắn liền với nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Kết hợp chặt chẽ hai mặt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là hai mặt có quan hệ biện chứng trong công tác phát triển Đảng. Một mặt, không ngừng phát hiện, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách quần chúng ưu tú để thấy rõ động cơ, mục đích vào Đảng trước khi xem xét kết nạp; chú trọng trẻ hóa và nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ đảng viên; khắc phục tình trạng chạy theo số lượng. Mặt khác, làm tốt việc sàng lọc đội ngũ đảng viên, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh những đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, vi phạm đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, phải nâng cao chất lượng đảng viên. Cần tập trung đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng cho đảng viên về tư tưởng chính trị; trình độ kiến thức, năng lực công tác thực tiễn; về phẩm chất, đạo đức cách mạng và lối sống trong sạch, lành mạnh; về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngăn chặn, đẩy lùi đà suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật đảng viên phải theo đúng quy định Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên, đưa công tác quản lý đảng viên vào nền nếp. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở. Cấp ủy cấp trên phải hướng về và đi sâu, đi sát cơ sở; thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảng viên ở cơ sở. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác đảng viên, qua đó chấn chỉnh và đưa công tác đảng viên vào nền nếp; thực hiện việc giao cấp ủy cơ sở tự kiểm tra, rà soát các mặt công tác đảng viên và báo cáo kết quả với cấp ủy cấp trên.
Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh là cơ sở nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trước hết là của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp hiện nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét