PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (NGUYỄN MẠNH)

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta vẫn coi đạo đức của cán bộ, đảng viên là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của mọi chủ trương, đường lối, đem lại niềm tin của dân đối với Đảng, sức mạnh và sự ổn định, phát triển của Đảng. Trước những điều kiện trong nước và quốc tế hết sức phức tạp, vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên đang trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trên nhiều phương diện. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ sau Nghị quyết Trung ương 6 (lần2) khoá VIII và sau Đại hội IX vẫn đang được tiếp tục đẩy mạnh. Mặt khác, những biểu hiện thoái hoá, biến chất về phương diện đạo đức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đang gây nên tâm trạng bức xúc trong nhân dân và là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại Đại hội VII, Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII và Đại hội VIII, Đảng ta đã chỉ rõ tệ quan liêu, tham nhũng đang làm biến chất một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng hiện nay, tình trạng này còn diễn ra phổ biến hơn, tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống. Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân (...). Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, vấn đề phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên được đề cập đến với số lần nhiều nhất so với các kỳ Đại hội Đảng trước đây. Những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng trong xã hội hiện nay có rất nhiều dạng, thể hiện dưới nhiều hình thức, thậm chí còn được che đậy dưới nhiều vỏ bọc đậm vẻ "cách mạng" khác nhau. Tựu trung lại, có thể nêu một số biểu hiện cơ bản sau đây:
1. Lập trường tư tưởng thiếu vững vàng, dao động, mất lòng tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu. Từ đó nẩy sinh khuynh hướng cơ hội, xét lại hoặc theo đuôi chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại dưới các biến tướng khác nhau.
2. Ngại học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, tự mãn với những thành tích đã có của các thời kỳ trước đây. Do vậy, năng lực chuyên môn bị giảm sút, không đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ mới, nhưng cũng “không thể rời bỏ” vị trí công tác, kìm hãm sự vận động, phát triển của cơ quan, đơn vị. Hơn thế nữa, nhiều khi tình trạng yếu năng lực chuyên môn còn gây nên những hậu quả nguy hại khôn lường.
3. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, cầu an, thích nhàn hạ, ngại đấu tranh trước những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, “gió chiều nào che chiều ấy”, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, “sống chết mặc bay”, chỉ lo an phận đang tạo nên môi trường thuận lợi cho những biểu hiện tiêu cực sinh sôi, nảy nở.
4. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, háo danh, kèn cựa địa vị, vơ vét cho mình, cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ đã khiến cho nhiều người chỉ thấy công việc của mình là to lớn, chỉ mình có công lao và đòi hỏi nhà nước, tập thể phải đãi ngộ “xứng đáng”, còn công việc của người khác là nhỏ bé, ít có giá trị, có ít đóng góp cho xã hội, cho đơn vị. Từ đó, hoặc là đòi hỏi, hoặc không chịu từ bỏ đặc quyền đặc lợi.
5. Tham nhũng, tham ô, hối lộ, lợi dụng chức quyền vơ vét cho cá nhân và gia đình, làm giàu một cách bất chính, lãng phí tài sản của nhân dân. Thậm chí, một số kẻ khi đã có của dễ kiếm trong tay thì bắt đầu ăn chơi sa đoạ, sống trác táng, phi nhân tính, trong khi cuộc sống của đồng bào, của nhân dân còn đang gặp nhiều khó khăn.
Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng nẩy sinh do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Vốn đã quen sống và làm việc nhiều năm trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nay chuyển sang sống và làm việc trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, nhiều khi cán bộ, đảng viên chưa đủ trình độ, năng lực và kiến thức để nắm bắt tình hình, nhanh chóng thích nghi và làm chủ. Hơn thế nữa, cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau đang trong giai đoạn hình thành cũng như xu hướng mở cửa, hội nhập mang theo những mặt trái khó khắc phục, có thể gây những tác động xấu đến phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là với những con người thiếu bản lĩnh chính trị và lập trường đạo đức.
Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường ở nước ta được hình thành trong điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài có mức độ tàn phá nặng nề, bị bao vây cấm vận nhiều năm; khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn còn tiềm ẩn và giống như một thứ siêu vi trùng gây bệnh, nó vẫn cùng sống với cơ thể kinh tế - xã hội và sẵn sàng gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Đời sống cán bộ và nhân dân gặp phải những khó khăn kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, khi có đổi mới, khi cuộc sống bước đầu có dư dật thì con người dễ bị “sốc ngã”.
Xét đến cùng, đời sống đạo đức của cán bộ, đảng viên ta hiện nay là sản phẩm của tình hình kinh tế nước ta. Nền kinh tế cũng như đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện không thuần nhất. Tính chất đan xen hết sức phức tạp của các loại hình kinh tế đang tồn tại ở nước ta tạo nên sự đan xen, hoà quyện, bài trừ lẫn nhau giữa các hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức khác nhau trong đời sống xã hội. Điều đó làm cho sự suy thoái và xuống cấp đạo đức của cán bộ, đảng viên có thêm cơ hội phát triển và biểu hiện dưới những biến thể khác nhau. Trong điều kiện như vậy, một số chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước bất cập với đời sống xã hội còn chậm được đổi mới. Nhiều chính sách đặc quyền đặc lợi chưa bị xoá bỏ triệt để. Tính chất nửa vời, cải lương chủ nghĩa trong việc cải cách và đổi mới còn khá đậm nét. Chính sách phân phối chưa đảm bảo xoá bỏ kịp thời những bất công trong xã hội. Trong công tác quản lý vĩ mô còn có những bất cập, tạo sơ hở và điều kiện cho tham ô, lãng phí, biển thủ công quỹ, tiêu phí “tiền chùa” một cách tuỳ tiện mà không bị kiểm soát hoặc xử lý nghiêm minh. Một số kẻ đã lợi dụng những sơ hở ấy để “đục nước béo cò”, làm giàu bất chính, sống vô độ, chà đạp lên cả những chuẩn mực đạo đức thông thường của xã hội.
Bên cạnh đó, cải cách hành chính tiến hành quá chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, phát hiện nhân tài còn chưa hoàn thiện. Nhiều chính sách trong công tác cán bộ còn bất hợp lý khiến cho tình trạng bất mãn, không nhiệt tình công tác, thậm chí chỉ lo cho bản thân khi giữ chức vụ để có thể nhàn hạ, dư dật khi nghỉ việc, vẫn còn khá nhiều trong cán bộ, đảng viên. Những bất cập và thiếu sót như vậy không thể không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đội ngũ cán bộ, đảng viên đang công tác, làm giảm ý chí phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của họ.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập không thể không nói đến những ảnh hưởng tiêu cực của bối cảnh quốc tế bên ngoài. Đặc biệt, sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tình hình quốc tế càng bất lợi trực tiếp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Kẻ địch tích cực và ráo riết lợi dụng tình hình đó để chống phá nước ta dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trong số những hình thức và thủ đoạn chống phá đó có cả việc làm suy giảm các giá trị văn hoá và đạo đức xã hội của đất nước, làm thoái hoá, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều năm qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta chưa theo kịp diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế. Nhiều vấn đề thuộc về tư tưởng chính trị không được giải quyết kịp thời. “Một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp, các ngành”. Trong cán bộ, đảng viên có nhiều cách hiểu và cách giải quyết một số vấn đề không thống nhất khiến cho hiệu lực của bộ máy nhà nước bị giảm sút. Công tác rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng trong thực tế vẫn chưa được coi trọng đúng mức và chưa được chú ý thường xuyên.
Hiện nay, vấn đề rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng đang là vấn đề quan trọng và cấp bách hàng đầu, có quan hệ trực tiếp đến uy tín, thanh danh, chất lượng và vai trò lãnh đạo của Đảng, đến sự thành bại của công cuộc đổi mới trong tương lai. Đạo đức cách mạng là sự kết hợp giữa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa những giá trị chung, phổ biến với những giá trị riêng, đặc thù, mang bản sắc Việt Nam. Đạo đức cách mạng được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, đạo đức cách mạng có nội dung phong phú nhưng lại không trừu tượng, chung chung mà là rất cụ thể, gắn với đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, các chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với cán bộ đảng viên có những nội dung chung, nhưng cũng mang những sắc thái riêng, khác với các thời kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trước đây.
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức cách mạng bao trùm, phổ quát, quan trọng nhất, chi phối các phẩm chất đạo đức khác trong giai đoạn hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa nội dung hợp lý của đạo đức phong kiến và xây dựng nội dung mới của đạo đức cách mạng trong phẩm chất trung, hiếu. Trung, hiếu vốn đã sâu nặng ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, của con người nói chung, giờ đây trách nhiệm và bổn phận ấy là với nước, với dân. Trung là trung thành với đất nước, với Đảng, với lý tưởng cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn suốt cả thế kỷ qua. Hiếu bao chứa nội dung sâu rộng, phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, đó là hiếu với dân. Trung, hiếu thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa con người cá thể, cụ thể và cộng đồng, thể hiện trách nhiệm, bổn phận với công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả hai không thể tách rời nhau, bởi nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân, là gốc của nước.
Trung với nước, hiếu với dân là cái gốc của người cán bộ, đảng viên. Có trung, hiếu mới thực hiện được những nhiệm vụ nặng nề, những công việc khó khăn, dám hy sinh quyền lợi bản thân và gia đình, đặt lợi ích dân tộc, Tổ quốc lên trên hết. Đó chính là chuẩn mực và là giá trị cao nhất của đạo đức cách mạng hiện nay. Trung với nước, hiếu với dân nên cán bộ, đảng viên phải là người “đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, phải thực hiện dân chủ với nhân dân, mọi quyền lực đều phải ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Trung với nước, hiếu với dân cũng có nghĩa là kiên định lập trường tư tưởng chính trị, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, kiên quyết, dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện dao động, xa rời mục tiêu, đường lối của Đảng, phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước, kiên định những quan điểm có tính chất nguyên tắc:
- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng ta, dân tộc ta. Kiên định phấn đấu thực hiện và bảo vệ mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu, lý tưởng mà Đảng ta, Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã lựa chọn, chiến đấu, giành thắng lợi từng bước rất to lớn và bảo vệ thành công trong suốt thế kỷ XX vừa qua.
- Trong mọi lời nói và hành động phải trung thành và quán triệt tư tưởng Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nông và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện nhất quán nguyên tắc tập trung dân chủ như là nguyên tắc căn bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
Thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Phẩm chất đạo đức này là sự biểu hiện cụ thể và là sự bổ sung trọn vẹn cho phẩm chất trung với nước, hiếu với dân. Cần kiệm liêm chính đã được Hồ Chí Minh giải thích: Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam. Tham tiền của, địa vị, danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, không thẳng thắn tức là tà. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn... Thiếu một đức thì không thành người.
Hiện nay, cần, kiệm, liêm, chính là hết sức cần thiết, vì với nền kinh tế thị trường mà cơ chế quản lý của Nhà nước còn chưa hoàn thiện, những gian khổ, mất mát của chiến tranh còn chưa xoá hết thì nếu không cần, kiệm, liêm, chính, sẽ dễ dàng trở nên chây lười, hư đốn, hủ bại, đục khoét, tham ô, lãng phí của nhân dân. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, của thi đua ái quốc, là phẩm chất và chuẩn mực đạo đức của người “đầy tớ của nhân dân”. Đó cũng là đặc điểm văn hoá đạo đức của một đất nước, quốc gia hưng thịnh, là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc.
Gắn liền với cần, kiệm, liêm, chính là chí công vô tư, tức là trước hết phải vì Tổ quốc, vì đồng bào, vì Đảng. Điều đó có nghĩa là phải luôn luôn thực hiện chủ nghĩa tập thể, chống lại chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa tập thể kết hợp hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Chính vì vậy, nó gắn bó, đoàn kết mọi người trong tổ chức và tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng. Chủ nghĩa tập thể không phủ nhận vai trò của cá nhân mà tạo điều kiện cho sự tự do sáng tạo, cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, vì chỉ trong tập thể mới thật sự có tự do của cá nhân, và sự tự do phát triển của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển của mọi người. Chủ nghĩa tập thể không đối lập giản đơn, máy móc với cá nhân, không nhân danh tập thể để “gọt tròn” các cá nhân, mà thường xuyên tôn trọng sáng kiến cá nhân, phát triển cá tính, phát triển nhân cách và năng lực sáng tạo, đóng góp riêng của mỗi cá nhân. Chủ nghĩa tập thể đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, phân định rõ ràng chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân, không “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Chủ nghĩa tập thể như vậy là nội dung căn bản, là tiêu chuẩn quan trọng của đạo đức cách mạng, là một phẩm chất đạo đức cần thiết của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Nó là phẩm chất và tiêu chuẩn quan trọng, cùng với phẩm chất trung với nước, hiếu với dân khiến cho cán bộ, đảng viên “giàu sang không thể khuất phục, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”.
Chủ nghĩa cá nhân là trong bất cứ công việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết, muốn cho mọi người vì mình trước khi mình vì mọi người. Nó biểu hiện dưới nhiều hình thức, như cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, ích kỷ, tự do vô chính phủ, vô tổ chức, vô kỷ luật, hoặc háo danh, kèn cựa địa vị, ôm giữ khư khư đặc quyền đặc lợi. Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại hết sức to lớn cho Đảng, cho dân tộc, đất nước. Chủ nghĩa cá nhân là thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, mệnh lệnh, v.v.... Việc chống chủ nghĩa cá nhân là hết sức có ý nghĩa và cần thiết trong việc nâng cao đạo đức cách mạng, một đòi hỏi lớn của phẩm chất đạo đức mới và của công tác xây dựng Đảng. Sở dĩ như vậy là bởi hiện nay đang nổi lên tình trạng cá nhân chủ nghĩa, tự do vô kỷ luật, địa vị, mất đoàn kết, bè phái, cục bộ, mất dân chủ, quan liêu, mệnh lệnh, ức hiếp quần chúng, thoái hoá biến chất về chính trị và lối sống.
Lao động sáng tạo, có hiệu quả cao.
Lao động là phẩm chất người, phẩm chất đạo đức cao đẹp của nhân loại và của các giai cấp cần lao. Đó cũng là phẩm chất và tiêu chuẩn tiêu biểu của giai cấp công nhân, khác với các giai cấp bóc lột, không lao động. Thông qua lao động, con người cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Chính vì vậy, mọi lao động có ích đều được quý trọng và tôn vinh. Chính lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Lao động đưa lại vinh quang cho con người, làm cho con người khác biệt với con vật. Không lao động không thể là người cách mạng, càng không thể là người cộng sản. Bất cứ làm nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, nếu lao động hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thì đều vẻ vang và đáng trân trọng như nhau. Hiện nay, nói lao động là lao động sáng tạo, có hiệu quả, có năng suất và chất lượng cao. Lao động sáng tạo, có hiệu quả đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải đem hết nhiệt tình, trí tuệ làm cho lao động của bản thân và tập thể có năng suất và hiệu quả ngày càng cao, lao động trung thực, nhằm góp phần xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phẩm chất và tiêu chuẩn đạo đức này đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực đấu tranh chống lại thái độ chây lười, vô trách nhiệm, tham ô, lãng phí, “tiêu tiền chùa”... Dĩ nhiên, cuộc đấu tranh ấy diễn ra rất phức tạp, khó khăn, hàng ngày hàng giờ không chỉ giữa những người đồng chí, đồng đội, giữa những cán bộ, đảng viên với nhau, trong nhân dân, mà còn diễn ra ngay trong chính họ, trong tư tưởng, hành vi của họ.
Lao động sáng tạo, có hiệu quả và gương mẫu đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải luôn là tấm gương lao động tận trung với nước, tận hiếu với dân, không ngại gian khổ, khó khăn, lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ, lời nói đi đôi với việc làm. Người cán bộ, đảng viên phải luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Đây là một trong những phẩm chất căn bản của đạo đức cách mạng trong giai đoạn xây dựng hoà bình hiện nay. Trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập của nước ta, phẩm chất này có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống lại mặt trái của kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế.
Không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt.
Đây là phẩm chất đạo đức cách mạng rất căn bản, bởi chỉ khi mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt thì Đảng và Nhà nước mới đủ mạnh, đủ năng lực lãnh đạo và quản lý đất nước, đủ sức mạnh trí tuệ để lãnh đạo dân tộc thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình. Muốn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, không thể không dựa trên nền tảng tri thức, khoa học mà nhân loại đã tích luỹ được. Kho tàng tri thức hiện đại là nền tảng của xã hội hiện đại. Không có nó, nhân loại không thể đi vào tưong lai. Không nắm được nó, không thể lãnh đạo xã hội phát triển. Từ một nền kinh tế lạc hậu, phổ biến là sản xuất nhỏ lại chịu nhiều hậu quả chiến tranh, không nỗ lực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, chúng ta không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể xây dựng được đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phẩm chất này đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải từng bước, nhưng nhanh chóng, nắm bắt kiến thức khoa học hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực hoạt động của mình, bắt kịp những thành tựu mới trong lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm. Chỉ như vậy mới có thể làm chủ kiến thức, tinh thông nghiệp vụ, lao động sáng tạo, có năng suất, có hiệu quả, tránh được giáo điều, rập khuôn, hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt thì cán bộ, đảng viên mới không trở thành lạc hậu, mà luôn đi đầu về trí tuệ, đủ sức lãnh đạo quần chúng trong mọi công việc. Phẩm chất này đòi hỏi mỗi người phải chống lại thái độ chây lười, ngại học tập, nâng cao trình độ, thoả mãn với vốn kiến thức đã có, coi thường khoa học, lý luận, đề cao kinh nghiệm, chống lại lối “học giả, bằng giả” và “học giả, bằng thật”, chống lại tình trạng cán bộ, công chức, đảng viên mà không thành thạo chuyên môn, chức trách, công việc được giao, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Có thể nói, phẩm chất này là một đảm bảo để thực hành các phẩm chất trung với nước, hiếu với dân, lao động sáng tạo, có hiệu quả cao và các phẩm chất khác. Sở dĩ như vậy vì thiếu trình độ tri thức hiện đại trong điều kiện xã hội hiện nay, không thể thực hiện được bất cứ việc gì, bất cứ phẩm chất đạo đức nào khác. Chính vì vậy, đây là một phẩm chất quan trọng đặc biệt. Xã hội càng hiện đại càng đòi hỏi trình độ kiến thức cao, càng đòi hỏi sự nỗ lực học tập không ngừng mới có thể lãnh đạo, quản lý xã hội phát triển bình thường được.
Ý thức tổ chức, kỷ luật nghiêm, đoàn kết nội bộ, có quan hệ tốt với quần chúng, chính quyền, đoàn thể.
Không có ý thức tổ chức, kỷ luật và không có sự đoàn kết nội bộ thì không thể có sức mạnh. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, dân tộc ta. Trên phương diện đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ luật gắn chặt với đoàn kết như những bộ phận của một chỉnh thể thống nhất. Nó là điều kiện đảm bảo cho sự đoàn kết nội bộ. Thiếu nó, không thể có đoàn kết thực sự. Dĩ nhiên, sự đoàn kết thực sự luôn phải dựa trên cơ sở nguyên tắc tổ chức chặt chẽ, nghiêm minh. Đoàn kết được củng cố càng làm tăng sức mạnh của tổ chức và ý thức tổ chức, kỷ luật lại càng được nâng cao. Đảng ta trước hết là một tổ chức chính trị, chiến đấu theo những mục tiêu lý tưởng cao cả, vì vậy càng đòi hỏi cán bộ, đảng viên, các tổ chức của Đảng phải có ý thức tổ chức, kỷ luật nghiêm minh theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Chỉ có bằng cách đó, mới có thể đảm bảo sự nhất trí về đưòng lối, quan điểm, chủ trương, chính sách và sự thống nhất trong tổ chức hành động. Và, cũng chỉ nhờ vậy mà toàn Đảng có thể trở thành một khối đoàn kết vững chắc, muôn người như một, có sức mạnh vô địch.
Ý thức tổ chức, kỷ luật và đoàn kết nội bộ đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải tuân thủ các nghị quyết, điều lệ, chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan, đoàn thể, các quyết định của các cơ quan Nhà nước. Cán bộ, đảng viên không thể đứng trên pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, không vượt ra ngoài các nguyên tắc, không được vi phạm điều lệ và các quy chế, không được nói và làm trái với các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thủ tiêu sự sáng tạo cá nhân của các cán bộ, đảng viên. Ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết nội bộ là yêu cầu đối với tất cả các cán bộ, đảng viên, trước hết là đối với cán bộ, đảng viên chủ chốt. Không một cán bộ, đảng viên nào có quyền đặt mình ra ngoài tổ chức, đứng trên tổ chức, vi phạm các nguyên tắc tổ chức. Càng là cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cần phải nêu gương cho người khác học tập và giữ nghiêm kỷ luật, nguyên tắc của tổ chức do mình phụ trách. Ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết nội bộ là một phẩm chất tiên quyết của đạo đức cách mạng. Nó bảo đảm cho các phẩm chất khác có thể thực hiện được trọn vẹn, đầy đủ và hoàn chỉnh.
Đương nhiên, trong hệ thống phẩm chất đạo đức cách mạng hiện nay còn có nhiều phẩm chất khác, nhưng có thể nói, các phẩm chất trên đây là cần thiết nhất, quan trọng nhất, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải thực hiện nghiêm chỉnh. Việc thực hiện những phẩm chất cần thiết này là một quá trình với những phương châm và biện pháp khác nhau. Chắc chắn rằng, công tác xây dựng Đảng mà nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng là một nội dung căn bản trong những năm truớc mắt sẽ có những chuyển biến mới mẻ hơn, sâu sắc hơn, có quy mô lớn hơn, làm trong sạch Đảng, nâng Đảng lên tầm cao mới, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.đảng viên là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của mọi chủ trương, đường lối, đem lại niềm tin của dân đối với Đảng, sức mạnh và sự ổn định, phát triển của Đảng. Trước những điều kiện trong nước và quốc tế hết sức phức tạp, vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên đang trở thành một trong những vấn đề nổi cộm trên nhiều phương diện. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ sau Nghị quyết Trung ương 6 (lần2) khoá VIII và sau Đại hội IX vẫn đang được tiếp tục đẩy mạnh. Mặt khác, những biểu hiện thoái hoá, biến chất về phương diện đạo đức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đang gây nên tâm trạng bức xúc trong nhân dân và là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại Đại hội VII, Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII và Đại hội VIII, Đảng ta đã chỉ rõ tệ quan liêu, tham nhũng đang làm biến chất một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng hiện nay, tình trạng này còn diễn ra phổ biến hơn, tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống. Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, trong Đảng đang bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân (...). Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, vấn đề phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên được đề cập đến với số lần nhiều nhất so với các kỳ Đại hội Đảng trước đây. Những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng trong xã hội hiện nay có rất nhiều dạng, thể hiện dưới nhiều hình thức, thậm chí còn được che đậy dưới nhiều vỏ bọc đậm vẻ "cách mạng" khác nhau. Tựu trung lại, có thể nêu một số biểu hiện cơ bản sau đây:
1. Lập trường tư tưởng thiếu vững vàng, dao động, mất lòng tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu. Từ đó nẩy sinh khuynh hướng cơ hội, xét lại hoặc theo đuôi chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại dưới các biến tướng khác nhau.
2. Ngại học tập nâng cao trình độ chuyên môn, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, tự mãn với những thành tích đã có của các thời kỳ trước đây. Do vậy, năng lực chuyên môn bị giảm sút, không đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ mới, nhưng cũng “không thể rời bỏ” vị trí công tác, kìm hãm sự vận động, phát triển của cơ quan, đơn vị. Hơn thế nữa, nhiều khi tình trạng yếu năng lực chuyên môn còn gây nên những hậu quả nguy hại khôn lường.
3. Tư tưởng trung bình chủ nghĩa, cầu an, thích nhàn hạ, ngại đấu tranh trước những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, “gió chiều nào che chiều ấy”, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, “sống chết mặc bay”, chỉ lo an phận đang tạo nên môi trường thuận lợi cho những biểu hiện tiêu cực sinh sôi, nảy nở.
4. Tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, háo danh, kèn cựa địa vị, vơ vét cho mình, cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ đã khiến cho nhiều người chỉ thấy công việc của mình là to lớn, chỉ mình có công lao và đòi hỏi nhà nước, tập thể phải đãi ngộ “xứng đáng”, còn công việc của người khác là nhỏ bé, ít có giá trị, có ít đóng góp cho xã hội, cho đơn vị. Từ đó, hoặc là đòi hỏi, hoặc không chịu từ bỏ đặc quyền đặc lợi.
5. Tham nhũng, tham ô, hối lộ, lợi dụng chức quyền vơ vét cho cá nhân và gia đình, làm giàu một cách bất chính, lãng phí tài sản của nhân dân. Thậm chí, một số kẻ khi đã có của dễ kiếm trong tay thì bắt đầu ăn chơi sa đoạ, sống trác táng, phi nhân tính, trong khi cuộc sống của đồng bào, của nhân dân còn đang gặp nhiều khó khăn.
Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng nẩy sinh do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Vốn đã quen sống và làm việc nhiều năm trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nay chuyển sang sống và làm việc trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, nhiều khi cán bộ, đảng viên chưa đủ trình độ, năng lực và kiến thức để nắm bắt tình hình, nhanh chóng thích nghi và làm chủ. Hơn thế nữa, cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau đang trong giai đoạn hình thành cũng như xu hướng mở cửa, hội nhập mang theo những mặt trái khó khắc phục, có thể gây những tác động xấu đến phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là với những con người thiếu bản lĩnh chính trị và lập trường đạo đức.
Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường ở nước ta được hình thành trong điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài có mức độ tàn phá nặng nề, bị bao vây cấm vận nhiều năm; khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn còn tiềm ẩn và giống như một thứ siêu vi trùng gây bệnh, nó vẫn cùng sống với cơ thể kinh tế - xã hội và sẵn sàng gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Đời sống cán bộ và nhân dân gặp phải những khó khăn kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, khi có đổi mới, khi cuộc sống bước đầu có dư dật thì con người dễ bị “sốc ngã”.
Xét đến cùng, đời sống đạo đức của cán bộ, đảng viên ta hiện nay là sản phẩm của tình hình kinh tế nước ta. Nền kinh tế cũng như đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện không thuần nhất. Tính chất đan xen hết sức phức tạp của các loại hình kinh tế đang tồn tại ở nước ta tạo nên sự đan xen, hoà quyện, bài trừ lẫn nhau giữa các hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức khác nhau trong đời sống xã hội. Điều đó làm cho sự suy thoái và xuống cấp đạo đức của cán bộ, đảng viên có thêm cơ hội phát triển và biểu hiện dưới những biến thể khác nhau. Trong điều kiện như vậy, một số chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước bất cập với đời sống xã hội còn chậm được đổi mới. Nhiều chính sách đặc quyền đặc lợi chưa bị xoá bỏ triệt để. Tính chất nửa vời, cải lương chủ nghĩa trong việc cải cách và đổi mới còn khá đậm nét. Chính sách phân phối chưa đảm bảo xoá bỏ kịp thời những bất công trong xã hội. Trong công tác quản lý vĩ mô còn có những bất cập, tạo sơ hở và điều kiện cho tham ô, lãng phí, biển thủ công quỹ, tiêu phí “tiền chùa” một cách tuỳ tiện mà không bị kiểm soát hoặc xử lý nghiêm minh. Một số kẻ đã lợi dụng những sơ hở ấy để “đục nước béo cò”, làm giàu bất chính, sống vô độ, chà đạp lên cả những chuẩn mực đạo đức thông thường của xã hội.
Bên cạnh đó, cải cách hành chính tiến hành quá chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp. Cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, phát hiện nhân tài còn chưa hoàn thiện. Nhiều chính sách trong công tác cán bộ còn bất hợp lý khiến cho tình trạng bất mãn, không nhiệt tình công tác, thậm chí chỉ lo cho bản thân khi giữ chức vụ để có thể nhàn hạ, dư dật khi nghỉ việc, vẫn còn khá nhiều trong cán bộ, đảng viên. Những bất cập và thiếu sót như vậy không thể không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đội ngũ cán bộ, đảng viên đang công tác, làm giảm ý chí phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của họ.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập không thể không nói đến những ảnh hưởng tiêu cực của bối cảnh quốc tế bên ngoài. Đặc biệt, sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tình hình quốc tế càng bất lợi trực tiếp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Kẻ địch tích cực và ráo riết lợi dụng tình hình đó để chống phá nước ta dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Trong số những hình thức và thủ đoạn chống phá đó có cả việc làm suy giảm các giá trị văn hoá và đạo đức xã hội của đất nước, làm thoái hoá, biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhiều năm qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta chưa theo kịp diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế. Nhiều vấn đề thuộc về tư tưởng chính trị không được giải quyết kịp thời. “Một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp, các ngành”. Trong cán bộ, đảng viên có nhiều cách hiểu và cách giải quyết một số vấn đề không thống nhất khiến cho hiệu lực của bộ máy nhà nước bị giảm sút. Công tác rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng trong thực tế vẫn chưa được coi trọng đúng mức và chưa được chú ý thường xuyên.
Hiện nay, vấn đề rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng đang là vấn đề quan trọng và cấp bách hàng đầu, có quan hệ trực tiếp đến uy tín, thanh danh, chất lượng và vai trò lãnh đạo của Đảng, đến sự thành bại của công cuộc đổi mới trong tương lai. Đạo đức cách mạng là sự kết hợp giữa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa những giá trị chung, phổ biến với những giá trị riêng, đặc thù, mang bản sắc Việt Nam. Đạo đức cách mạng được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, đạo đức cách mạng có nội dung phong phú nhưng lại không trừu tượng, chung chung mà là rất cụ thể, gắn với đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, các chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với cán bộ đảng viên có những nội dung chung, nhưng cũng mang những sắc thái riêng, khác với các thời kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ quốc trước đây.
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức cách mạng bao trùm, phổ quát, quan trọng nhất, chi phối các phẩm chất đạo đức khác trong giai đoạn hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa nội dung hợp lý của đạo đức phong kiến và xây dựng nội dung mới của đạo đức cách mạng trong phẩm chất trung, hiếu. Trung, hiếu vốn đã sâu nặng ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, của con người nói chung, giờ đây trách nhiệm và bổn phận ấy là với nước, với dân. Trung là trung thành với đất nước, với Đảng, với lý tưởng cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn suốt cả thế kỷ qua. Hiếu bao chứa nội dung sâu rộng, phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng, đó là hiếu với dân. Trung, hiếu thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa con người cá thể, cụ thể và cộng đồng, thể hiện trách nhiệm, bổn phận với công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả hai không thể tách rời nhau, bởi nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân, là gốc của nước.
Trung với nước, hiếu với dân là cái gốc của người cán bộ, đảng viên. Có trung, hiếu mới thực hiện được những nhiệm vụ nặng nề, những công việc khó khăn, dám hy sinh quyền lợi bản thân và gia đình, đặt lợi ích dân tộc, Tổ quốc lên trên hết. Đó chính là chuẩn mực và là giá trị cao nhất của đạo đức cách mạng hiện nay. Trung với nước, hiếu với dân nên cán bộ, đảng viên phải là người “đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, phải thực hiện dân chủ với nhân dân, mọi quyền lực đều phải ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Trung với nước, hiếu với dân cũng có nghĩa là kiên định lập trường tư tưởng chính trị, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, kiên quyết, dũng cảm đấu tranh với những biểu hiện dao động, xa rời mục tiêu, đường lối của Đảng, phải nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước, kiên định những quan điểm có tính chất nguyên tắc:
- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng ta, dân tộc ta. Kiên định phấn đấu thực hiện và bảo vệ mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu, lý tưởng mà Đảng ta, Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã lựa chọn, chiến đấu, giành thắng lợi từng bước rất to lớn và bảo vệ thành công trong suốt thế kỷ XX vừa qua.
- Trong mọi lời nói và hành động phải trung thành và quán triệt tư tưởng Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nông và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện nhất quán nguyên tắc tập trung dân chủ như là nguyên tắc căn bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
Thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Phẩm chất đạo đức này là sự biểu hiện cụ thể và là sự bổ sung trọn vẹn cho phẩm chất trung với nước, hiếu với dân. Cần kiệm liêm chính đã được Hồ Chí Minh giải thích: Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam. Tham tiền của, địa vị, danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, không thẳng thắn tức là tà. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn... Thiếu một đức thì không thành người.
Hiện nay, cần, kiệm, liêm, chính là hết sức cần thiết, vì với nền kinh tế thị trường mà cơ chế quản lý của Nhà nước còn chưa hoàn thiện, những gian khổ, mất mát của chiến tranh còn chưa xoá hết thì nếu không cần, kiệm, liêm, chính, sẽ dễ dàng trở nên chây lười, hư đốn, hủ bại, đục khoét, tham ô, lãng phí của nhân dân. Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, của thi đua ái quốc, là phẩm chất và chuẩn mực đạo đức của người “đầy tớ của nhân dân”. Đó cũng là đặc điểm văn hoá đạo đức của một đất nước, quốc gia hưng thịnh, là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc.
Gắn liền với cần, kiệm, liêm, chính là chí công vô tư, tức là trước hết phải vì Tổ quốc, vì đồng bào, vì Đảng. Điều đó có nghĩa là phải luôn luôn thực hiện chủ nghĩa tập thể, chống lại chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa tập thể kết hợp hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ, lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể theo nguyên tắc mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Chính vì vậy, nó gắn bó, đoàn kết mọi người trong tổ chức và tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng. Chủ nghĩa tập thể không phủ nhận vai trò của cá nhân mà tạo điều kiện cho sự tự do sáng tạo, cho sự phát triển toàn diện của cá nhân, vì chỉ trong tập thể mới thật sự có tự do của cá nhân, và sự tự do phát triển của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển của mọi người. Chủ nghĩa tập thể không đối lập giản đơn, máy móc với cá nhân, không nhân danh tập thể để “gọt tròn” các cá nhân, mà thường xuyên tôn trọng sáng kiến cá nhân, phát triển cá tính, phát triển nhân cách và năng lực sáng tạo, đóng góp riêng của mỗi cá nhân. Chủ nghĩa tập thể đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, phân định rõ ràng chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân, không “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Chủ nghĩa tập thể như vậy là nội dung căn bản, là tiêu chuẩn quan trọng của đạo đức cách mạng, là một phẩm chất đạo đức cần thiết của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Nó là phẩm chất và tiêu chuẩn quan trọng, cùng với phẩm chất trung với nước, hiếu với dân khiến cho cán bộ, đảng viên “giàu sang không thể khuất phục, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”.
Chủ nghĩa cá nhân là trong bất cứ công việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết, muốn cho mọi người vì mình trước khi mình vì mọi người. Nó biểu hiện dưới nhiều hình thức, như cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa, ích kỷ, tự do vô chính phủ, vô tổ chức, vô kỷ luật, hoặc háo danh, kèn cựa địa vị, ôm giữ khư khư đặc quyền đặc lợi. Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại hết sức to lớn cho Đảng, cho dân tộc, đất nước. Chủ nghĩa cá nhân là thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, mệnh lệnh, v.v.... Việc chống chủ nghĩa cá nhân là hết sức có ý nghĩa và cần thiết trong việc nâng cao đạo đức cách mạng, một đòi hỏi lớn của phẩm chất đạo đức mới và của công tác xây dựng Đảng. Sở dĩ như vậy là bởi hiện nay đang nổi lên tình trạng cá nhân chủ nghĩa, tự do vô kỷ luật, địa vị, mất đoàn kết, bè phái, cục bộ, mất dân chủ, quan liêu, mệnh lệnh, ức hiếp quần chúng, thoái hoá biến chất về chính trị và lối sống.
Lao động sáng tạo, có hiệu quả cao.
Lao động là phẩm chất người, phẩm chất đạo đức cao đẹp của nhân loại và của các giai cấp cần lao. Đó cũng là phẩm chất và tiêu chuẩn tiêu biểu của giai cấp công nhân, khác với các giai cấp bóc lột, không lao động. Thông qua lao động, con người cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Chính vì vậy, mọi lao động có ích đều được quý trọng và tôn vinh. Chính lao động sáng tạo ra cả bản thân con người. Lao động đưa lại vinh quang cho con người, làm cho con người khác biệt với con vật. Không lao động không thể là người cách mạng, càng không thể là người cộng sản. Bất cứ làm nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, nếu lao động hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thì đều vẻ vang và đáng trân trọng như nhau. Hiện nay, nói lao động là lao động sáng tạo, có hiệu quả, có năng suất và chất lượng cao. Lao động sáng tạo, có hiệu quả đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải đem hết nhiệt tình, trí tuệ làm cho lao động của bản thân và tập thể có năng suất và hiệu quả ngày càng cao, lao động trung thực, nhằm góp phần xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phẩm chất và tiêu chuẩn đạo đức này đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực đấu tranh chống lại thái độ chây lười, vô trách nhiệm, tham ô, lãng phí, “tiêu tiền chùa”... Dĩ nhiên, cuộc đấu tranh ấy diễn ra rất phức tạp, khó khăn, hàng ngày hàng giờ không chỉ giữa những người đồng chí, đồng đội, giữa những cán bộ, đảng viên với nhau, trong nhân dân, mà còn diễn ra ngay trong chính họ, trong tư tưởng, hành vi của họ.
Lao động sáng tạo, có hiệu quả và gương mẫu đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải luôn là tấm gương lao động tận trung với nước, tận hiếu với dân, không ngại gian khổ, khó khăn, lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ, lời nói đi đôi với việc làm. Người cán bộ, đảng viên phải luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Đây là một trong những phẩm chất căn bản của đạo đức cách mạng trong giai đoạn xây dựng hoà bình hiện nay. Trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập của nước ta, phẩm chất này có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống lại mặt trái của kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế.
Không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt.
Đây là phẩm chất đạo đức cách mạng rất căn bản, bởi chỉ khi mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt thì Đảng và Nhà nước mới đủ mạnh, đủ năng lực lãnh đạo và quản lý đất nước, đủ sức mạnh trí tuệ để lãnh đạo dân tộc thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình. Muốn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, không thể không dựa trên nền tảng tri thức, khoa học mà nhân loại đã tích luỹ được. Kho tàng tri thức hiện đại là nền tảng của xã hội hiện đại. Không có nó, nhân loại không thể đi vào tưong lai. Không nắm được nó, không thể lãnh đạo xã hội phát triển. Từ một nền kinh tế lạc hậu, phổ biến là sản xuất nhỏ lại chịu nhiều hậu quả chiến tranh, không nỗ lực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, chúng ta không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể xây dựng được đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phẩm chất này đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải từng bước, nhưng nhanh chóng, nắm bắt kiến thức khoa học hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực hoạt động của mình, bắt kịp những thành tựu mới trong lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhiệm. Chỉ như vậy mới có thể làm chủ kiến thức, tinh thông nghiệp vụ, lao động sáng tạo, có năng suất, có hiệu quả, tránh được giáo điều, rập khuôn, hoặc kinh nghiệm chủ nghĩa. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ mọi mặt thì cán bộ, đảng viên mới không trở thành lạc hậu, mà luôn đi đầu về trí tuệ, đủ sức lãnh đạo quần chúng trong mọi công việc. Phẩm chất này đòi hỏi mỗi người phải chống lại thái độ chây lười, ngại học tập, nâng cao trình độ, thoả mãn với vốn kiến thức đã có, coi thường khoa học, lý luận, đề cao kinh nghiệm, chống lại lối “học giả, bằng giả” và “học giả, bằng thật”, chống lại tình trạng cán bộ, công chức, đảng viên mà không thành thạo chuyên môn, chức trách, công việc được giao, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Có thể nói, phẩm chất này là một đảm bảo để thực hành các phẩm chất trung với nước, hiếu với dân, lao động sáng tạo, có hiệu quả cao và các phẩm chất khác. Sở dĩ như vậy vì thiếu trình độ tri thức hiện đại trong điều kiện xã hội hiện nay, không thể thực hiện được bất cứ việc gì, bất cứ phẩm chất đạo đức nào khác. Chính vì vậy, đây là một phẩm chất quan trọng đặc biệt. Xã hội càng hiện đại càng đòi hỏi trình độ kiến thức cao, càng đòi hỏi sự nỗ lực học tập không ngừng mới có thể lãnh đạo, quản lý xã hội phát triển bình thường được.
Ý thức tổ chức, kỷ luật nghiêm, đoàn kết nội bộ, có quan hệ tốt với quần chúng, chính quyền, đoàn thể.
Không có ý thức tổ chức, kỷ luật và không có sự đoàn kết nội bộ thì không thể có sức mạnh. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta, dân tộc ta. Trên phương diện đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ luật gắn chặt với đoàn kết như những bộ phận của một chỉnh thể thống nhất. Nó là điều kiện đảm bảo cho sự đoàn kết nội bộ. Thiếu nó, không thể có đoàn kết thực sự. Dĩ nhiên, sự đoàn kết thực sự luôn phải dựa trên cơ sở nguyên tắc tổ chức chặt chẽ, nghiêm minh. Đoàn kết được củng cố càng làm tăng sức mạnh của tổ chức và ý thức tổ chức, kỷ luật lại càng được nâng cao. Đảng ta trước hết là một tổ chức chính trị, chiến đấu theo những mục tiêu lý tưởng cao cả, vì vậy càng đòi hỏi cán bộ, đảng viên, các tổ chức của Đảng phải có ý thức tổ chức, kỷ luật nghiêm minh theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng. Chỉ có bằng cách đó, mới có thể đảm bảo sự nhất trí về đưòng lối, quan điểm, chủ trương, chính sách và sự thống nhất trong tổ chức hành động. Và, cũng chỉ nhờ vậy mà toàn Đảng có thể trở thành một khối đoàn kết vững chắc, muôn người như một, có sức mạnh vô địch.
Ý thức tổ chức, kỷ luật và đoàn kết nội bộ đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải tuân thủ các nghị quyết, điều lệ, chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơ quan, đoàn thể, các quyết định của các cơ quan Nhà nước. Cán bộ, đảng viên không thể đứng trên pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, không vượt ra ngoài các nguyên tắc, không được vi phạm điều lệ và các quy chế, không được nói và làm trái với các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thủ tiêu sự sáng tạo cá nhân của các cán bộ, đảng viên. Ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết nội bộ là yêu cầu đối với tất cả các cán bộ, đảng viên, trước hết là đối với cán bộ, đảng viên chủ chốt. Không một cán bộ, đảng viên nào có quyền đặt mình ra ngoài tổ chức, đứng trên tổ chức, vi phạm các nguyên tắc tổ chức. Càng là cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cần phải nêu gương cho người khác học tập và giữ nghiêm kỷ luật, nguyên tắc của tổ chức do mình phụ trách. Ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết nội bộ là một phẩm chất tiên quyết của đạo đức cách mạng. Nó bảo đảm cho các phẩm chất khác có thể thực hiện được trọn vẹn, đầy đủ và hoàn chỉnh.
Đương nhiên, trong hệ thống phẩm chất đạo đức cách mạng hiện nay còn có nhiều phẩm chất khác, nhưng có thể nói, các phẩm chất trên đây là cần thiết nhất, quan trọng nhất, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải thực hiện nghiêm chỉnh. Việc thực hiện những phẩm chất cần thiết này là một quá trình với những phương châm và biện pháp khác nhau. Chắc chắn rằng, công tác xây dựng Đảng mà nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng là một nội dung căn bản trong những năm truớc mắt sẽ có những chuyển biến mới mẻ hơn, sâu sắc hơn, có quy mô lớn hơn, làm trong sạch Đảng, nâng Đảng lên tầm cao mới, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG SỰ LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH_TranSung

NHỮNG GAM MÀU ĐẬM, NHẠT CỦA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CHỐNG PHÁ VIỆT NAM_TranSung

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG MẶT TRẬN VIỆT MINH - NHÂN TỐ CƠ BẢN TẠO NÊN SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM