Dáng đứng Việt Nam, Dáng đứng lịch sử_TranSung
50 năm qua, bài thơ 'Dáng đứng Việt Nam' của Lê Anh Xuân và ca khúc do nhạc sĩ Nguyễn Chí Vũ phổ nhạc đã khắc họa nên hình tượng người chiến sĩ bất tử, hy sinh trọn đời cho cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước.
Trận đánh Sân bay Tân Sơn Nhất và sự hy sinh anh dũng của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 16 cùng các đơn vị Quân Giải phóng trong đêm 30, rạng sáng 31-1-1968 là nguồn cảm hứng để Lê Anh Xuân viết nên bài thơ nổi tiếng.
Tiểu đoàn 16 (Phân khu 2 Long An) nguyên là Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304B, Quân khu 3, thành lập ngày 15-9-1965, vào Nam chiến đấu ngày 10-2-1967, với phiên hiệu Đoàn 209A. Cho đến khi tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đơn vị đã chiến đấu hàng chục trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Những câu thơ nổi tiếng trong “Dáng đứng Việt Nam” phản ánh khí phách hiên ngang, dũng mãnh của các chiến sĩ Quân Giải phóng trong trận đánh ác liệt tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Trong trận đánh đó, lực lượng Tiểu đoàn 16 bị cắt làm đôi, nửa đầu đã vào sân bay, do đồng chí Nguyễn Văn Sáu, Chính trị viên tiểu đoàn chỉ huy. Địch điều động xe tăng và quân dù xông ra bịt cửa mở. Nguyễn Văn Sáu và anh em thề chiến đấu đến cùng. Từng tiểu đội, từng tổ bám vào những chiếc xe thiết giáp đã bị bắn cháy và bắn hỏng làm điểm tựa chiến đấu.
Các đơn vị Quân Giải phóng tiến công Sân bay Tân Sơn Nhất trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh tư liệu.
Địch tổ chức phản công nhiều đợt và phát loa kêu gọi đầu hàng. Chính trị viên ra lệnh dùng súng B40 bắn xe bọc thép và máy bay, dùng súng AK, lựu đạn và vũ khí của địch để diệt bộ binh địch. Quân địch chết la liệt, nhưng Tiểu đoàn 16 sau trận đánh cũng đã hy sinh lớn. Có đồng chí lúc hy sinh vẫn dựa vào xác xe bọc thép và súng vẫn cầm trong tay, như chờ địch đến gần để nhả đạn. Bọn địch có tên nhìn thấy đã hoảng hốt giơ tay xin hàng.
Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại thị xã Bến Tre (nay là thành phố Bến Tre), tỉnh Bến Tre. Trong trận chiến đấu đó, mang trong mình sứ mệnh nhà thơ và chiến sĩ trong đội hình mũi tiến công Sân bay Tân Sơn Nhất, Lê Anh Xuân đã chớp được hình ảnh bi hùng về sự hy sinh của người chiến sĩ để ghi lại bằng những con chữ thấm máu: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và Anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng... Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm/ Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công. Chỉ mấy câu thơ mà hình ảnh người chiến sĩ đã hiện lên thật oai hùng. Trong rất nhiều bài thơ khắc họa hình tượng người chiến sĩ, “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân là một trong những bài thơ thành công nhất. Và sau trận đánh Sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 21-5-1968, Lê Anh Xuân đã hy sinh trong một trận đánh tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An, khi mới 28 tuổi. “Dáng đứng Việt Nam” trở thành hình tượng anh hùng, đại diện cho ý chí chiến đấu bất khuất của Bộ đội Cụ Hồ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
50 năm đã trôi qua, có người vẫn cho là tác giả khái quát xây dựng hình tượng, chứ không hẳn có một con người cụ thể. Tuy nhiên, thông qua tư liệu lưu trữ và nhân chứng, các cơ quan chức năng đã tìm ra người cán bộ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh đó. Và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho biểu tượng “Dáng đứng Việt Nam”. Anh là Nguyễn Văn Sáu, cán bộ chỉ huy mũi tiến công vào Sân bay Tân Sơn Nhất, sinh năm 1937, ở thôn Liên Hưng, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Nhiều cựu chiến binh cũng kể lại sự hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Công Mẹo, Chính trị viên phó Đại đội 1, Tiểu đoàn 16 và một đồng chí khác trong tư thế tì súng trên xác trực thăng như sẵn sàng nhả đạn. Lịch sử sẽ không bao giờ lãng quên sự hy sinh anh dũng và thầm lặng của những chiến sĩ Quân Giải phóng, mặc dù có thể các anh không để lại “một tấm hình” hay “một dòng địa chỉ”, nhưng các anh mãi mãi được tôn vinh và ghi nhận. Hành động của các anh được nâng lên thành hình tượng cao cả, trở thành giá trị của văn hóa Việt Nam. Hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân đã tạo nên "Dáng dứng Việt Nam tạc vào thế kỷ".
Nguyễn Văn Sáu và Nguyễn Công Mẹo chỉ là những "nốt nhạc" để người chiến sĩ-nghệ sĩ thăng hoa, viết nên bản hùng ca của dân tộc, để Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất, Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Trận đánh Sân bay Tân Sơn Nhất và sự hy sinh anh dũng của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 16 cùng các đơn vị Quân Giải phóng trong đêm 30, rạng sáng 31-1-1968 là nguồn cảm hứng để Lê Anh Xuân viết nên bài thơ nổi tiếng.
Tiểu đoàn 16 (Phân khu 2 Long An) nguyên là Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304B, Quân khu 3, thành lập ngày 15-9-1965, vào Nam chiến đấu ngày 10-2-1967, với phiên hiệu Đoàn 209A. Cho đến khi tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đơn vị đã chiến đấu hàng chục trận, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Những câu thơ nổi tiếng trong “Dáng đứng Việt Nam” phản ánh khí phách hiên ngang, dũng mãnh của các chiến sĩ Quân Giải phóng trong trận đánh ác liệt tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Trong trận đánh đó, lực lượng Tiểu đoàn 16 bị cắt làm đôi, nửa đầu đã vào sân bay, do đồng chí Nguyễn Văn Sáu, Chính trị viên tiểu đoàn chỉ huy. Địch điều động xe tăng và quân dù xông ra bịt cửa mở. Nguyễn Văn Sáu và anh em thề chiến đấu đến cùng. Từng tiểu đội, từng tổ bám vào những chiếc xe thiết giáp đã bị bắn cháy và bắn hỏng làm điểm tựa chiến đấu.
Các đơn vị Quân Giải phóng tiến công Sân bay Tân Sơn Nhất trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ảnh tư liệu.
Địch tổ chức phản công nhiều đợt và phát loa kêu gọi đầu hàng. Chính trị viên ra lệnh dùng súng B40 bắn xe bọc thép và máy bay, dùng súng AK, lựu đạn và vũ khí của địch để diệt bộ binh địch. Quân địch chết la liệt, nhưng Tiểu đoàn 16 sau trận đánh cũng đã hy sinh lớn. Có đồng chí lúc hy sinh vẫn dựa vào xác xe bọc thép và súng vẫn cầm trong tay, như chờ địch đến gần để nhả đạn. Bọn địch có tên nhìn thấy đã hoảng hốt giơ tay xin hàng.
Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5-6-1940 tại thị xã Bến Tre (nay là thành phố Bến Tre), tỉnh Bến Tre. Trong trận chiến đấu đó, mang trong mình sứ mệnh nhà thơ và chiến sĩ trong đội hình mũi tiến công Sân bay Tân Sơn Nhất, Lê Anh Xuân đã chớp được hình ảnh bi hùng về sự hy sinh của người chiến sĩ để ghi lại bằng những con chữ thấm máu: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và Anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng... Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm/ Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công. Chỉ mấy câu thơ mà hình ảnh người chiến sĩ đã hiện lên thật oai hùng. Trong rất nhiều bài thơ khắc họa hình tượng người chiến sĩ, “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân là một trong những bài thơ thành công nhất. Và sau trận đánh Sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 21-5-1968, Lê Anh Xuân đã hy sinh trong một trận đánh tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An, khi mới 28 tuổi. “Dáng đứng Việt Nam” trở thành hình tượng anh hùng, đại diện cho ý chí chiến đấu bất khuất của Bộ đội Cụ Hồ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
50 năm đã trôi qua, có người vẫn cho là tác giả khái quát xây dựng hình tượng, chứ không hẳn có một con người cụ thể. Tuy nhiên, thông qua tư liệu lưu trữ và nhân chứng, các cơ quan chức năng đã tìm ra người cán bộ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh đó. Và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho biểu tượng “Dáng đứng Việt Nam”. Anh là Nguyễn Văn Sáu, cán bộ chỉ huy mũi tiến công vào Sân bay Tân Sơn Nhất, sinh năm 1937, ở thôn Liên Hưng, xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Nhiều cựu chiến binh cũng kể lại sự hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Công Mẹo, Chính trị viên phó Đại đội 1, Tiểu đoàn 16 và một đồng chí khác trong tư thế tì súng trên xác trực thăng như sẵn sàng nhả đạn. Lịch sử sẽ không bao giờ lãng quên sự hy sinh anh dũng và thầm lặng của những chiến sĩ Quân Giải phóng, mặc dù có thể các anh không để lại “một tấm hình” hay “một dòng địa chỉ”, nhưng các anh mãi mãi được tôn vinh và ghi nhận. Hành động của các anh được nâng lên thành hình tượng cao cả, trở thành giá trị của văn hóa Việt Nam. Hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân đã tạo nên "Dáng dứng Việt Nam tạc vào thế kỷ".
Nguyễn Văn Sáu và Nguyễn Công Mẹo chỉ là những "nốt nhạc" để người chiến sĩ-nghệ sĩ thăng hoa, viết nên bản hùng ca của dân tộc, để Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất, Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Nhận xét
Đăng nhận xét