SÂU ĐẬM NGHĨA TÌNH QUÂN DÂN_TranSung
SÂU ĐẬM NGHĨA TÌNH QUÂN DÂN
Hoạt động sôi nổi, rộng khắp, giàu ý nghĩa, thắm tình quân-dân thiết thực kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, 28 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (QPTD) đã khép lại, nhưng dư âm của ngày hội đoàn kết quân-dân vẫn đọng lại và lan tỏa mãi. Bởi, QĐND Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ.
Suốt 73 năm qua, QĐND luôn được nhân dân hết lòng tin tưởng, yêu mến, đùm bọc, chở che. Hiếm có quốc gia nào, dân tộc nào trên thế giới như Việt Nam, quân-dân gắn bó “như cá với nước”; nhân dân yêu mến lấy tên lãnh tụ kính yêu của mình đặt cho bộ đội, với tên gọi thật gần gũi: Bộ đội Cụ Hồ. Đó còn là sự tiếp nối truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ giang sơn gấm vóc.
Một đất nước từng trải qua hàng chục năm trường kỳ kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập tự do và nhiều năm chiến đấu gian khổ, hy sinh bảo vệ Tổ quốc; một đất nước mà “mỗi người dân là một chiến sĩ”, hầu hết các gia đình đều có người đi bộ đội, phục vụ trong quân ngũ… thì kỷ niệm ngày thành lập quân đội tự nó đã là ngày hội của toàn dân, của tình đoàn kết quân-dân. Đặc biệt, theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, tháng 10-1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 381-CT/TƯ, lấy Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12) đồng thời là Ngày hội QPTD. Từ đó, ngày 22-12 thực sự là ngày hội lớn của dân tộc, của truyền thống dựng nước và giữ nước, tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Ngày hội QPTD ngày càng được tổ chức sôi nổi, thiết thực, với nhiều hoạt động hướng về cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền QPTD, LLVT vững mạnh; giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống, lịch sử vẻ vang của quân đội, đơn vị, địa phương; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; đề cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết quân-dân của các thế lực thù địch. Ngày hội còn là dịp để các thế hệ gặp mặt, giao lưu, ôn lại truyền thống cách mạng, tri ân người có công với đất nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của LLVT và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới.
Hướng mạnh về cơ sở, tổ chức tốt các hoạt động đoàn kết, kết nghĩa quân-dân… là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả, tạo sự lan tỏa của Ngày hội QPTD. Quán triệt chủ trương này, tháng 9-2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành Thông tri số 28-TT/TU, về việc tổ chức Ngày hội QPTD ở khu dân cư năm 2015 và những năm tiếp theo. Theo đó, từ năm 2015 đến năm 2018, mỗi xã, phường, thị trấn trong tỉnh chọn 1 thôn, xóm làm điểm tổ chức Ngày hội QPTD, đến năm 2019 sẽ tổ chức Ngày hội QPTD ở tất cả khu dân cư. Thực tế 3 năm thực hiện Thông tri số 28 cho thấy, tổ chức Ngày hội QPTD ở khu dân cư là chủ trương đúng, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, cùng sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; không còn là việc riêng của cơ quan quân sự. Nhiều đơn vị, địa phương trong cả nước cũng có những hoạt động phong phú, sáng tạo, thiết thực kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Ngày hội QPTD, như: Mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi động viên người có công; thăm các đơn vị quân đội, hoạt động về nguồn...
Nhờ đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền pháp luật nên ý thức, trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng ngày càng được nâng cao, thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ; đồng thời phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Những đổi mới và cách làm hiệu quả càng làm cho dịp kỷ niệm Ngày thành lập QĐND, Ngày hội QPTD thêm ý nghĩa và thiết thực; là dịp nhắc nhở, đề cao trách nhiệm của mỗi người, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng tự hào dân tộc, góp sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện trọn vẹn lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Hoạt động sôi nổi, rộng khắp, giàu ý nghĩa, thắm tình quân-dân thiết thực kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, 28 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (QPTD) đã khép lại, nhưng dư âm của ngày hội đoàn kết quân-dân vẫn đọng lại và lan tỏa mãi. Bởi, QĐND Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ.
Suốt 73 năm qua, QĐND luôn được nhân dân hết lòng tin tưởng, yêu mến, đùm bọc, chở che. Hiếm có quốc gia nào, dân tộc nào trên thế giới như Việt Nam, quân-dân gắn bó “như cá với nước”; nhân dân yêu mến lấy tên lãnh tụ kính yêu của mình đặt cho bộ đội, với tên gọi thật gần gũi: Bộ đội Cụ Hồ. Đó còn là sự tiếp nối truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ giang sơn gấm vóc.
Một đất nước từng trải qua hàng chục năm trường kỳ kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập tự do và nhiều năm chiến đấu gian khổ, hy sinh bảo vệ Tổ quốc; một đất nước mà “mỗi người dân là một chiến sĩ”, hầu hết các gia đình đều có người đi bộ đội, phục vụ trong quân ngũ… thì kỷ niệm ngày thành lập quân đội tự nó đã là ngày hội của toàn dân, của tình đoàn kết quân-dân. Đặc biệt, theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, tháng 10-1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 381-CT/TƯ, lấy Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12) đồng thời là Ngày hội QPTD. Từ đó, ngày 22-12 thực sự là ngày hội lớn của dân tộc, của truyền thống dựng nước và giữ nước, tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Ngày hội QPTD ngày càng được tổ chức sôi nổi, thiết thực, với nhiều hoạt động hướng về cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền QPTD, LLVT vững mạnh; giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống, lịch sử vẻ vang của quân đội, đơn vị, địa phương; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; đề cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết quân-dân của các thế lực thù địch. Ngày hội còn là dịp để các thế hệ gặp mặt, giao lưu, ôn lại truyền thống cách mạng, tri ân người có công với đất nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của LLVT và các tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong tình hình mới.
Hướng mạnh về cơ sở, tổ chức tốt các hoạt động đoàn kết, kết nghĩa quân-dân… là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả, tạo sự lan tỏa của Ngày hội QPTD. Quán triệt chủ trương này, tháng 9-2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành Thông tri số 28-TT/TU, về việc tổ chức Ngày hội QPTD ở khu dân cư năm 2015 và những năm tiếp theo. Theo đó, từ năm 2015 đến năm 2018, mỗi xã, phường, thị trấn trong tỉnh chọn 1 thôn, xóm làm điểm tổ chức Ngày hội QPTD, đến năm 2019 sẽ tổ chức Ngày hội QPTD ở tất cả khu dân cư. Thực tế 3 năm thực hiện Thông tri số 28 cho thấy, tổ chức Ngày hội QPTD ở khu dân cư là chủ trương đúng, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, cùng sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể; không còn là việc riêng của cơ quan quân sự. Nhiều đơn vị, địa phương trong cả nước cũng có những hoạt động phong phú, sáng tạo, thiết thực kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, Ngày hội QPTD, như: Mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống; tổ chức gặp mặt, thăm hỏi động viên người có công; thăm các đơn vị quân đội, hoạt động về nguồn...
Nhờ đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền pháp luật nên ý thức, trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng ngày càng được nâng cao, thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ; đồng thời phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Những đổi mới và cách làm hiệu quả càng làm cho dịp kỷ niệm Ngày thành lập QĐND, Ngày hội QPTD thêm ý nghĩa và thiết thực; là dịp nhắc nhở, đề cao trách nhiệm của mỗi người, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng tự hào dân tộc, góp sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện trọn vẹn lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Nhận xét
Đăng nhận xét