Cuộc đọ sức của vũ khí và ý chí trên bầu trời Hà Nội_TranSung
Cuộc đọ sức của vũ khí và ý chí trên bầu trời Hà Nội
Kể từ khi được đưa vào trang bị năm 1955, máy bay ném bom chiến lược B-52 “Stratofortress” trở thành một trong những vũ khí quan trọng nhất của quân đội Mỹ trong các chiến dịch ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, đỉnh điểm là trong 12 ngày đêm của trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”…
“Ngoại giao bằng bom”
Trong nỗ lực chiếm lợi thế trên bàn đàm phán hòa bình tại Paris, tháng 12-1972, giới chức Mỹ đứng đầu là Tổng thống Nixon âm mưu sử dụng sức mạnh không quân để tấn công chớp nhoáng vào miền Bắc Việt Nam trong thời gian nghỉ lễ Giáng sinh. Con bài chủ lực sẽ là máy bay ném bom chiến lược B-52. Lầu Năm góc tổ chức chiến dịch “Linebacker II” (Hậu vệ II), dùng máy bay chiến lược B-52 ném bom ồ ạt vào cơ sở hạ tầng trên toàn miền Bắc, chủ yếu nhằm vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố.
Mục đích chính của Mỹ là sử dụng phương pháp ném bom rải thảm cường độ cao, không quan tâm đến thiệt hại về dân thường, nhằm san phẳng các cơ quan Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Quân đội nhân dân Việt Nam, phá hủy các tổ hợp quân sự, các tuyến đường vận tải, nhà ga, cảng biển, hòng vô hiệu hóa “đầu não” và “dạ dày” của cuộc kháng chiến.
Người Mỹ kỳ vọng rằng bom đạn sẽ buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải chấp nhận các điều khoản có lợi cho Mỹ trên bàn đàm phán ở Paris.
Sự tự tin vào công nghệ
B-52 được sử dụng rộng rãi trong các nhiệm vụ ném bom rải thảm ở Việt Nam kể từ năm 1965. Theo lời kể của nhà báo kiêm phóng viên chiến trường Neil Sheehan, một biên đội 6 chiếc B-52 khi thả bom từ độ cao 10.000m có thể hủy diệt mọi thứ trong một ô chữ nhật có chiều rộng 3,2km, chiều dài 9-12km.
Máy bay B-52 Mỹ đã sử dụng trong trận chiến 12 ngày đêm (tháng 12-1972) tại Hà Nội. Ảnh: wikipedia
Cỗ máy hủy diệt khổng lồ này là công cụ chính thể hiện sức mạnh của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, đối đầu trực tiếp với Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nếu chiến tranh thế giới lần thứ ba xảy ra, máy bay B-52 sẽ là lực lượng nòng cốt được sử dụng để tấn công Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân.
Để thực hiện chiến dịch “Linebacker II”, Mỹ huy động 197 chiếc B-52, tương đương với toàn bộ số lượng máy bay ném bom chiến lược đóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chiếm một nửa trong tổng số B-52 trong biên chế không quân chiến lược Hoa Kỳ khi đó. Xét về tương quan lực lượng, không quân Hoa Kỳ hoàn toàn thống trị bầu trời Việt Nam.
Trong khi đó, đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới là lực lượng phòng không-không quân Việt Nam non trẻ, sử dụng vũ khí được viện trợ bởi các nước XHCN anh em. Giới chức quân sự Mỹ tin rằng tên lửa S-75 “Dvina” (NATO định danh SA-2) sẽ hoàn toàn bị “mù” nếu tìm cách bắn trả. Máy bay MiG-21 nếu cất cánh sẽ bị tiêu diệt gọn bằng đội ngũ tiêm kích hộ tống hùng hậu. Những khẩu pháo phòng không và súng máy với tầm bắn hạn chế sẽ hoàn toàn vô hiệu, nằm chờ sự hủy diệt.
Những chiếc B-52 được bảo vệ dày đặc, trở thành các “pháo đài bay” bất khả xâm phạm, được cho là sẽ “dạo chơi” trong không phận miền Bắc Việt Nam. Người Mỹ tự tin tuyên bố chỉ có thời tiết hoặc trục trặc kỹ thuật mới có thể ngăn cản chúng.
Lầu Năm Góc rúng động
Trong suốt 12 ngày đêm, không quân Mỹ ném hơn 36.000 tấn bom đạn, nhiều hơn lượng bom sử dụng để đánh phá toàn bộ miền Bắc giai đoạn 1969-1971. Riêng Thủ đô Hà Nội hứng chịu hơn 20.000 tấn bom; hàng nghìn ngôi nhà, trường học, bệnh viện, đê điều… bị phá hủy.
Nhưng trái ngược với những tính toán từ trước của các nhà hoạch định chiến lược ở Lầu Năm góc, những chiếc B-52 bốc cháy ngùn ngụt bởi hỏa lực phòng không Việt Nam đã tạo nên sự hoảng loạn đến mức rung chuyển trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ. Theo lời kể của các phi công Mỹ, sự kháng cự của lực lượng phòng không-không quân Việt Nam trên bầu trời Hà Nội lúc đó là điều họ chưa từng chứng kiến trong đời. 34 chiếc B-52 đã bị bắn hạ, trong đó có những chiến công được thực hiện bằng tiêm kích MiG và pháo phòng không, những vũ khí tưởng chừng như không có khả năng “chạm” tới trần bay của máy bay chiến lược B-52.
Không quân chiến lược Hoa Kỳ chịu tổn thất quá lớn trước sức mạnh của quân đội và nhân dân đất nước Việt Nam nhỏ bé. Phong trào phản chiến bùng nổ trên toàn thế giới. Uy tín của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng trên trường quốc tế.
Thất bại thảm hại của Mỹ trong chiến dịch “Linebacker II” còn nằm ở chỗ không một quả bom nào của B-52 có thể rơi vào nơi đặt tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Điều đó có nghĩa rằng mục tiêu quân sự ban đầu của Lầu Năm góc bị phá sản hoàn toàn,
12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi chiến lược vĩ đại, cho thấy bom đạn và công nghệ của cỗ máy chiến tranh lớn nhất thế giới không thể khuất phục ý chí giành độc lập, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Ngay trong ngày đầu chiến dịch, một chiếc B-52 bị bắn rơi đã đâm xuống hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội, góp tên vào danh sách các “pháo đài bay” bị “công phá” bởi quân đội và nhân dân Việt Nam. Tết Nguyên đán năm 1973, tại chính bờ hồ Hữu Tiệp, những bó hoa tươi của làng hoa truyền thống Ngọc Hà được thu hoạch, tô thắm cho cái Tết đầu tiên không còn tiếng bom rơi sau nhiều năm chiến đấu. Những đóa hoa đó rực nở bên xác chiếc B-52 phiên hiệu “Rose 1” (Hoa Hồng 1) của Không quân Hoa Kỳ. “Hoa” bằng kim loại và lửa của sự hủy diệt đã lụi tàn, nhường chỗ cho hoa của hòa bình chào xuân trên Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Kể từ khi được đưa vào trang bị năm 1955, máy bay ném bom chiến lược B-52 “Stratofortress” trở thành một trong những vũ khí quan trọng nhất của quân đội Mỹ trong các chiến dịch ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam, đỉnh điểm là trong 12 ngày đêm của trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”…
“Ngoại giao bằng bom”
Trong nỗ lực chiếm lợi thế trên bàn đàm phán hòa bình tại Paris, tháng 12-1972, giới chức Mỹ đứng đầu là Tổng thống Nixon âm mưu sử dụng sức mạnh không quân để tấn công chớp nhoáng vào miền Bắc Việt Nam trong thời gian nghỉ lễ Giáng sinh. Con bài chủ lực sẽ là máy bay ném bom chiến lược B-52. Lầu Năm góc tổ chức chiến dịch “Linebacker II” (Hậu vệ II), dùng máy bay chiến lược B-52 ném bom ồ ạt vào cơ sở hạ tầng trên toàn miền Bắc, chủ yếu nhằm vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố.
Mục đích chính của Mỹ là sử dụng phương pháp ném bom rải thảm cường độ cao, không quan tâm đến thiệt hại về dân thường, nhằm san phẳng các cơ quan Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Quân đội nhân dân Việt Nam, phá hủy các tổ hợp quân sự, các tuyến đường vận tải, nhà ga, cảng biển, hòng vô hiệu hóa “đầu não” và “dạ dày” của cuộc kháng chiến.
Người Mỹ kỳ vọng rằng bom đạn sẽ buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải chấp nhận các điều khoản có lợi cho Mỹ trên bàn đàm phán ở Paris.
Sự tự tin vào công nghệ
B-52 được sử dụng rộng rãi trong các nhiệm vụ ném bom rải thảm ở Việt Nam kể từ năm 1965. Theo lời kể của nhà báo kiêm phóng viên chiến trường Neil Sheehan, một biên đội 6 chiếc B-52 khi thả bom từ độ cao 10.000m có thể hủy diệt mọi thứ trong một ô chữ nhật có chiều rộng 3,2km, chiều dài 9-12km.
Máy bay B-52 Mỹ đã sử dụng trong trận chiến 12 ngày đêm (tháng 12-1972) tại Hà Nội. Ảnh: wikipedia
Cỗ máy hủy diệt khổng lồ này là công cụ chính thể hiện sức mạnh của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, đối đầu trực tiếp với Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nếu chiến tranh thế giới lần thứ ba xảy ra, máy bay B-52 sẽ là lực lượng nòng cốt được sử dụng để tấn công Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân.
Để thực hiện chiến dịch “Linebacker II”, Mỹ huy động 197 chiếc B-52, tương đương với toàn bộ số lượng máy bay ném bom chiến lược đóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chiếm một nửa trong tổng số B-52 trong biên chế không quân chiến lược Hoa Kỳ khi đó. Xét về tương quan lực lượng, không quân Hoa Kỳ hoàn toàn thống trị bầu trời Việt Nam.
Trong khi đó, đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới là lực lượng phòng không-không quân Việt Nam non trẻ, sử dụng vũ khí được viện trợ bởi các nước XHCN anh em. Giới chức quân sự Mỹ tin rằng tên lửa S-75 “Dvina” (NATO định danh SA-2) sẽ hoàn toàn bị “mù” nếu tìm cách bắn trả. Máy bay MiG-21 nếu cất cánh sẽ bị tiêu diệt gọn bằng đội ngũ tiêm kích hộ tống hùng hậu. Những khẩu pháo phòng không và súng máy với tầm bắn hạn chế sẽ hoàn toàn vô hiệu, nằm chờ sự hủy diệt.
Những chiếc B-52 được bảo vệ dày đặc, trở thành các “pháo đài bay” bất khả xâm phạm, được cho là sẽ “dạo chơi” trong không phận miền Bắc Việt Nam. Người Mỹ tự tin tuyên bố chỉ có thời tiết hoặc trục trặc kỹ thuật mới có thể ngăn cản chúng.
Lầu Năm Góc rúng động
Trong suốt 12 ngày đêm, không quân Mỹ ném hơn 36.000 tấn bom đạn, nhiều hơn lượng bom sử dụng để đánh phá toàn bộ miền Bắc giai đoạn 1969-1971. Riêng Thủ đô Hà Nội hứng chịu hơn 20.000 tấn bom; hàng nghìn ngôi nhà, trường học, bệnh viện, đê điều… bị phá hủy.
Nhưng trái ngược với những tính toán từ trước của các nhà hoạch định chiến lược ở Lầu Năm góc, những chiếc B-52 bốc cháy ngùn ngụt bởi hỏa lực phòng không Việt Nam đã tạo nên sự hoảng loạn đến mức rung chuyển trong giới lãnh đạo Hoa Kỳ. Theo lời kể của các phi công Mỹ, sự kháng cự của lực lượng phòng không-không quân Việt Nam trên bầu trời Hà Nội lúc đó là điều họ chưa từng chứng kiến trong đời. 34 chiếc B-52 đã bị bắn hạ, trong đó có những chiến công được thực hiện bằng tiêm kích MiG và pháo phòng không, những vũ khí tưởng chừng như không có khả năng “chạm” tới trần bay của máy bay chiến lược B-52.
Không quân chiến lược Hoa Kỳ chịu tổn thất quá lớn trước sức mạnh của quân đội và nhân dân đất nước Việt Nam nhỏ bé. Phong trào phản chiến bùng nổ trên toàn thế giới. Uy tín của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng trên trường quốc tế.
Thất bại thảm hại của Mỹ trong chiến dịch “Linebacker II” còn nằm ở chỗ không một quả bom nào của B-52 có thể rơi vào nơi đặt tổng hành dinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Điều đó có nghĩa rằng mục tiêu quân sự ban đầu của Lầu Năm góc bị phá sản hoàn toàn,
12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi chiến lược vĩ đại, cho thấy bom đạn và công nghệ của cỗ máy chiến tranh lớn nhất thế giới không thể khuất phục ý chí giành độc lập, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Ngay trong ngày đầu chiến dịch, một chiếc B-52 bị bắn rơi đã đâm xuống hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội, góp tên vào danh sách các “pháo đài bay” bị “công phá” bởi quân đội và nhân dân Việt Nam. Tết Nguyên đán năm 1973, tại chính bờ hồ Hữu Tiệp, những bó hoa tươi của làng hoa truyền thống Ngọc Hà được thu hoạch, tô thắm cho cái Tết đầu tiên không còn tiếng bom rơi sau nhiều năm chiến đấu. Những đóa hoa đó rực nở bên xác chiếc B-52 phiên hiệu “Rose 1” (Hoa Hồng 1) của Không quân Hoa Kỳ. “Hoa” bằng kim loại và lửa của sự hủy diệt đã lụi tàn, nhường chỗ cho hoa của hòa bình chào xuân trên Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Nhận xét
Đăng nhận xét